(Phunutoday) - “Hai ngôi mộ cổ và giếng cổ thu được thuộc thế kỷ thứ 5- 6, giếng cổ thuộc thế kỷ 9-10 hoàn toàn mang yếu tố Việt, không phải là thời Lục Triều, càng không phải của người Trung Quốc” –TS. Phạm Quốc Quân- Ủy viên hội đồng Giám định cổ vật Quốc gia vừa cho Phunutoday biết.
[links()]
Chiều qua 21/4, công việc khai quật 2 ngôi mộ cổ, giếng cổ đã phải tạm dừng, những nhận định ban đầu cho rằng 2 ngôi mộ cổ đó thuộc niên đại Lục Triều, có yếu tố Trung Quốc… đã được TS.Phạm Hồng Quân - Ủy viên Hội đồng Giám định Quốc gia hoàn toàn bác bỏ.
Chiều qua 21/4, công việc khai quật 2 ngôi mộ cổ, giếng cổ đã phải tạm dừng, những nhận định ban đầu cho rằng 2 ngôi mộ cổ đó thuộc niên đại Lục Triều, có yếu tố Trung Quốc… đã được TS.Phạm Hồng Quân - Ủy viên Hội đồng Giám định Quốc gia hoàn toàn bác bỏ.
PGS.TS Nguyễn Lân Cường đưa chiếc bình cổ hình đầu gà từ ngôi mộ ra. Đây là chiếc bình đẹp nhất được tìm thấy. |
Việc lưu giữ và phát huy tại chỗ hay di dời về bảo tàng trưng bày đang đợi kết quả của buổi họp của Ủy ban thành phố Hà Nội vào sáng 22/4.
-Thưa ông, ông có thể cho biết về giá trị lịch sử, văn hóa, cấu trúc và niên đại của những cổ vật thu được từ 2 ngôi mộ cổ tại Ciputra?
TS. Phạm Quốc Quân- Ủy viên hội đồng Giám định cổ vật Quốc gia: Căn cứ những hiện vật thu được chúng tôi kết luận những hiện vật này thuộc thế kỷ thứ 5-6 đây là thời kỳ Việt Nam có sự giao thoa văn hóa với những vùng đất phía nam của Trung Quốc. Về cấu trúc mộ, kết cấu mộ, những viên gạch có ảnh hưởng lẫn nhau từ sự giao thoa ấy.
Sự xuất hiện những ngôi mộ và giếng cổ xung quanh khu vực này cũng chứng tỏ đây là thuộc thời kỳ Đại La, khu vực này là nơi cư trú của những người dân ven Đại La vào thế kỷ thứ 5-6, nó là những ngôi làng, khu mộ chôn cất của những ngôi làng đó. Điều này chứng tỏ vào thời kỳ này dân cư cư trú rất đông đúc, nó là cơ sở, đủ điều kiện để phát triển ra thành Thăng long sau này. Đây được gọi là giai đoạn tiền Thăng Long căn cứ trên cở những vật chất, ánh sáng thu được từ 2 ngôi mộ và giếng cổ thu được tại đây.
Về cấu trúc của ngôi mộ thì nó hoàn toàn khác lạ với cấu trúc các ngôi mộ ở chính quốc TQ. Trước đây người ta cho rằng nó ảnh hưởng bởi các ngôi mộ của TQ, chủ nhân là người TQ, nhưng với những khóa đặt trên vòm cuốn, cấu trúc quy mô mộ nhỏ nó chứng minh là mộ của người Việt đã ảnh hưởng bởi sự giao thoa văn hóa của vùng đất rộng lớn phía Nam Trung Quốc.
Trong những cổ vật tìm được ở 2 ngôi mộ đó thì cổ vật nào có giá trị đặc biệt nhất? Giá trị lịch sử của chúng như thế nào?
TS Phạm Quốc Quân: Trong số những cổ vật đó thì có chiếc bình cổ hình đầu gà trong ngôi mộ nhỏ là rất đặc biệt, rất đẹp. Trong tất cả bộ sưu tập đó cả mộ cổ, giếng cổ thì ban đầu người ta cho rằng đó là bộ sưu tập Hán - Việt, của người Hán, thời Đường hay là của thời Lục Triều nhưng đến giờ thì bằng những chứng tích có thể khẳng định toàn bộ cổ vật được tìm thấy này hoàn toàn là của người Việt. 2 ngôi mộ và toàn bộ hiện vật thuộc thế kỷ thứ 5 -6, giếng cổ thuộc thế kỷ 7-8.
- Theo ông việc bảo vệ, lưu giữ những cổ vật này nên để tại chỗ trưng bày hay là di chuyển toàn bộ chúng về bảo tàng Hà Nội?
TS Phạm Quốc Quân: Trên thế giới, các nước phát triển thì họ thường sự dụng phương pháp trưng bày tại chỗ và được xây thành khu bảo vệ để người dân được tham quan chiêm ngưỡng và tìm hiểu lịch sử văn hóa. Cụ thể như bên Vân Nam Trung Quốc họ cũng đã xây những khu bảo tồn tại chỗ. Nếu có điều kiện phát huy tại chỗ giá trị của chúng là tốt nhất.
Phương án thứ 2 nữa chúng tôi cũng đang định đưa ra bàn vào cuộc họp sáng mai 22/4 để đề xuất đưa toàn bộ cổ vật thu được về một bảo tàng nào đó để trưng bày ngoài trời. Còn phương án phát huy bảo vệ tại chỗ thì không được khả thi lắm vì nó còn liên qua nhiều đến những vấn đề khu đất, kinh phí và nhiều điều kiện đồng bộ.
-Vậy đã có đơn vị nào, cá nhân nào tham gia vào việc lưu giữ, trưng bày những cổ vật trên, thưa ông?