Tình trạng dậy thì sớm của trẻ nhỏ càng ngày càng trở nên trâm trọng, nhất là đối với những em bé gái. Nhiều bé chỉ 7-8 tuổi nhưng đã có ngực và xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt. Điều này vô tình ảnh hưởng tới quá trình phát triển toàn diện của trẻ khiến trẻ chậm phát triển chiều cao, thấp lùn.
Ngoài ra, dậy thì sớm còn gây ra tâm lý sợ hãi khép kín ở trẻ nhỏ. Đồng thời, trẻ cũng dễ bị xâm hại do sự phổng phao của mình.
Một bà mẹ tên Tiểu Hoa thường xuyên cho con gái của mình sử dụng trứng vịt lộn xào me. Bởi đây chính là món ăn mà con gái chị vô cùng yêu thích. Nhưng dạo gần đây, chị Tiểu Hoa thấy con của mình lớn nhanh, vòng 1 phát triển hơn hẳn. Nhất là khi mẹ kiểm tra quần nhỏ của con thì thấy có xuất hiện chu kỳ của con gái khiến chị vô cùng giật mình.
Khi mẹ đưa bé đi khám thì bác sĩ kết luận con gái của chị có xu hướng dậy thì sớm. Khi kiểm tra về chế độ dinh dưỡng của bé bác sĩ kết luận do chị Tiểu Hoa tẩm bổ cho con quá mức ăn nhiều trứng vịt lộn khiến bé dậy thì sớm.
Chuyên gia cảnh báo nguy cơ ăn nhiều trứng vịt lộn
Khá nhiều bà mẹ cho con ăn trứng vịt lộn hàng sáng và hàng tuần mà không biết rằng trong đó có rất nhiều estrogen và progesterone. Nếu mẹ cho con ăn qus nhiều rất dễ hi ăn quá nhiều và thường xuyên sẽ gây nên khả năng dậy thì sớm.
Món trứng vịt lộn là món ăn quen thuộc cực tốt cho sức khỏe của người Việt, nhưng bạn không nên ăn nhiều bởi trong trứng vịt lộn có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Khi mẹ cho con ăn nhiều còn có nguy cơ gây nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm tới sức khỏe như béo phì, thừa cân, tim mạch, tiểu đường, mỡ máu…
Cho trẻ ăn trứng vịt lộn đúng cách
Với những trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của các bé còn chưa phát triển hoàn thiện, dễ dẫn tới sình bụng, rối loạn tiêu hóa , rất có hại cho sức khỏe.
Nếu với những trẻ từ 5 tuổi trở lên cũng chỉ nên ăn ½ quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ, tương đương 4-5 trứng cút lộn.
Nếu cho trẻ ăn trứng vịt lộn thì nên cho ăn vào buổi sáng không nên cho bé ăn vào buổi tối dễ gây béo phì, khó tiêu, đầy bụng ngủ không yên giấc.