Bé gái khiến đồ vật bốc cháy: Sét hòn xuất hiện?

07:12, Chủ nhật 20/05/2012

( PHUNUTODAY ) - Trước những nghi vấn và suy đoán về nguyên nhân khiến cô bé 11 tuổi ở Tp.HCM có khả nằng làm cháy vật xung quanh minh, Tiến sĩ Vũ Thế Khanh đã có những ý kiến phản bác lại những suy đoán vừa qua.

Đời sống)- Trước những nghi vấn và suy đoán về nguyên nhân khiến cô bé 11 tuổi ở Tp.HCM có khả nằng làm cháy vật xung quanh minh, Tiến sĩ Vũ Thế Khanh (Tổng Giám đốc Liên Hiệp Khoa học công nghê tin học ứng dụng – UIA) đã có những ý kiến phản bác lại những suy đoán vừa qua.
[links()]
‘Dùng khái niệm trừu tượng để giải thích hiện tượng này thì thật là ngô nghê’

Trong quá trình tìm hiểu và kiểm tra về bé Th vừa qua, đã có rất nhiều những giả thuyết được nêu ra. Nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã đặt giả thuyết, thậm chí suy đoán nguyên nhân gây ra “sự cháy “ của bé Th.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải cho rằng hiện tượng của bé Th giống như hiện tượng “luồng hỏa xà” trong quan niệm người phương Đông hoặc “Lửa tam muội” trong Phật giáo.

Tuy nhiên, đối với Tiến sĩ Vũ Thế Khanh thì không thể coi đó là nguyên nhân gây ra “sự cháy” của bé Th. Ông cho rằng : “Nếu đem khái niệm ‘lửa tam muội’ hay ‘hỏa xà’ ra để giải thích cho hiện tượng đó thì thật là ngô nghê.

‘Lửa tam muội’ là một khái niệm trừu tượng, nó không giống như hiện tượng lửa vật lí trong đời sống. Vì là một khái niệm trừu tượng nên không thể nào có một khái niệm cụ thể cho nó”.

Tiếp đó, ông Khanh lại đưa ra giả thuyết ngược lại “Em bé phát cháy những vật xung quanh mình là một hiện tượng vật lí có thật. Vậy tại sao lại mang thuật ngữ trừu tượng để giải thích cho một hiện tượng vật lí có thật?

“Việc dùng khái niệm ‘lửa tam muội’ để giải thích cho hiện tượng này thì thật là ngô nghê”
“Việc dùng khái niệm ‘lửa tam muội’ để giải thích cho hiện tượng này thì thật là ngô nghê”

Người ta vẫn hay nói ‘Lửa hận thù đốt cháy dãy Trường Sơn’, vậy ai nhìn được lửa hận thù, cảm nhận được ‘lửa hận thù’ đốt cháy dãy Trường Sơn không?”

Xét trên quan điểm cá nhân, ông Khanh cho rằng việc quy chụp khái niệm “Lửa tam muội” để giải thích cho hiện tượng của bé Th là điều “nực cười” và chính điều này đang làm “tầm thường hóa” những thuật ngữ đó.

Ông cho rằng việc đem cụ thể hóa những thuật ngữ trừu tượng như trên giống như việc “bảo phụ nữ kể nỗi đau đẻ cho đàn ông nghe”.

“Mỗi sự vật, hiện tượng có nhiều cách giải thích khác nhau. Tuy nhiên, không thể giải thích hai sự vật, hiện tượng có một số điểm giống nhau mà quy cho chúng là một thì thật đáng buồn cười.

Giống như ‘kilogam’ và ‘kilomet’ đều giống nhau 2 chữ ‘kilo’ nhưng chúng là 2 đơn vị đo lường khác nhau. Chỉ có những người nào dốt mới đem đơn vị kilogam ra đo chiều cao thôi”. .  

‘Nếu vệt lạ của em bé đó là nguyên nhân gây cháy thì các nhà tu hành đã đốt hết chùa’

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu trong trường Đại học Hồng Bàng vừa công bố thông tin về một vệt lạ trong bán cầu não phải của bé Th.

PGS. TS Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng vệt màu đỏ kì lạ đó của bé Th “chỉ có” ở những nhà tu hành hay văn nghệ sĩ. Tuy nhiên, Tiến sĩ Vũ Thế Khanh lại có những phản biện về việc này.

Ông cho rằng: “Việc xuất hiện vệt lạ màu đỏ của bé Th không phải là chuyện lạ và không có cơ sở gì để nói rằng đấy là nguyên nhân khiến bé Th có khả năng đó.

Nếu ai tu hành cũng có vệt đỏ như thế thì người ta đã đốt hết chùa rồi còn gì nữa. Còn việc đeo vòng thạch anh vào thì vệt đỏ biến mất thì tôi không có cơ sở nào để tin vào điều đó”.

Các nhà khoa học đang “đau đầu” trước khả năng của bé Th.  (ảnh hiện trường vụ cháy)
Các nhà khoa học đang “đau đầu” trước khả năng của bé Th. (ảnh hiện trường vụ cháy)

“Cảm xạ là một khái niệm chung nhưng việc nghiên cứu bé Th dựa trên góc độ cảm xạ học chỉ là một khía cạnh rất nhỏ. Vì thế, không nên quá tập trung vào việc tìm ra nguyên nhân trên cơ sở nghiên cứu về năng lực cảm xạ đối với bé Th”, ông Khanh bộc bạch.

Theo ông Khanh thì việc mang máy đo hào quang ra để kiểm tra, tìm nguyên nhân “gây cháy” của bé Th là “không phù hợp”. Ông chia sẻ: “Tất nhiên, mỗi người có một cách nghiên cứu khác nhau, tôi không dám chê trách phương pháp của mỗi người. Nhưng tôi cho rằng, mọi người nên thận trọng trước khi đưa ra những suy đoán của mình”.

UIA đang thành lập Hội đồng để tiến hành kiểm tra bé

Trao đổi với phóng viên, Tiến sĩ Vũ Thế Khanh cho biết : “Hiện gia đình anh V đã gọi điện cho tôi và mời tôi kiểm tra cho bé Th. Chúng tôi sẽ phối hợp với Viện Khoa học hình sự để nhờ máy móc, thiết bị đo đạc của bên họ rồi kết hợp với phương pháp thí nghiệm riêng của Liên Hiệp để tìm ra nguyên nhân một cách khoa học nhất. Phương pháp mà Liên hiệp áp dụng là phương pháp thống kê và loại trừ dần những kết quả không đúng.

Xét trên ý kiến chủ quan của tôi thì hiện tượng của cháu Th giống như hiện tượng “sét hòn” trong tự nhiên. Cơ chế của cả hai có phần tuơng đồng với nhau. Tuy nhiên, tất cả mọi khả năng đều có thể xảy ra nên vẫn phải kiểm tra một cách chắc chắc và kĩ lưỡng nhất".
 

Hiện tượng “sét hòn”

Sét hòn là một hiện tượng điện trong khí quyển chưa được giải thích. Thuật ngữ này đề cập tới những vật thể sáng chói, thường có hình cầu có kích thước từ cỡ hạt đậu đến vài mét đường kính.

Nó thường gắn với những cơn dông, nhưng kéo dài lâu hơn đáng kể so với ánh sáng chớp nhoáng của tia sét. Nhiều báo cáo trong quá khứ nói rằng sét hòn sẽ nổ trước khi biến mất, đôi khi gây ra tử vong, để lại trong không khí mùi của khí sulfur.

Các thí nghiệm đã tạo ra được những hiệu ứng tương tự với những báo cáo về sét hòn, nhưng hiện tại người ta vẫn không biết liệu những hiện tượng này có thật sự liên hệ với bất kì hiện tượng tự nhiên nào xảy ra hay không.

Các dữ liệu khoa học về sét hòn rất ít ỏi vì tính thất thường và không dự báo trước được của nó. Những chứng cứ về nó hiện nay chỉ là những chứng kiến của dân thường và do đó đã tạo ra những quan điểm không thống nhất. Do những mâu thuẫn và thiếu dữ liệu tin cậy, bản chất của sét hòn cho tới nay vẫn chưa được khám phá.

  • Minh Quý
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc