Thân phận bí ẩn của mỹ nữ Tam Quốc
Theo trang mạng Quang Minh (Trung Quốc), Tiết Linh Vân sinh ra ở nơi Thường Sơn (nay thuộc Chiết Giang – Trung Quốc). Cha bà là Tiết Ngiệp, mẹ mang họ Trần, người thôn Đinh Trường.
Nơi đây vốn hẻo lánh, lại nghèo khó, ban đêm phụ nữ trong thôn thường phải tập trung lại một chỗ nhóm lửa để xua tan sợ hãi.
Mặc dù lớn lên trong cảnh túng thiếu, nhưng năm mười bảy tuổi, Linh Vân đã sở hữu nhan sắc nức tiếng gần xa, hảo hán trong vùng đều đem lòng ái mộ.
Năm Hàm Hi, Cốc Tập nhậm chức Thái thú Thường Sơn. Từ khi mới đến, vị Thái thú này đã chú ý đến mỹ nữ có gia cảnh bần hàn nhưng xinh đẹp nức tiếng thôn Đình Trường.
Cũng trong năm đó, Ngụy Văn đế Tào Phi tuyển phi tần nhập cung, Cốc Tập đã để Tiết Vân Linh đi ứng tuyển.
Khi dã biệt phụ mẫu, Linh Vân khóc ướt vạt áo. Cho tới lúc lên kiệu, nước mắt nàng rơi đầy chậu ngọc, sau hóa thành màu đỏ như máu.
Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Tiết Linh Vân được tái hiện qua tranh nghệ thuật. |
Nhan sắc đệ nhất thiên hạ khiến Ngụy Văn đế si mê
Để đón người đẹp, Văn đế Tào Phi đã cất công chuẩn bị mười chiếc xe chạm khắc đá quý, chất đầy đá quý. Bò kéo xe cũng là hàng cống phẩm, cổ đeo lục lạp, thanh âm vang khắp cả núi rừng.
Ven đường, nơi đoàn xe đi qua còn được đốt đá diệp hương. Loại đá này xếp tầng, hình dáng như một đám mây, khi đốt sẽ tỏa ra một loại khói thơm, có thể phòng nhiều bệnh, cũng là đồ cống phẩm thượng hạng.
Tương truyền rằng, trên đường Tiết Linh Vân về kinh, khói từ loại đá này đốt lên bay cao hơn mười dặm, rất lâu không tắt. Xe đi đến đâu, bụi che mờ trăng sao tới đó.
Hoàng đế thậm chí còn xây đài cao hơn ba mươi trượng, xếp hàng dài dưới đài để cắm nến. Cảnh tượng vô cùng huy hoàng tráng lệ, nhìn từ xa giống như tinh tú trên bầu trời rơi xuống mặt đất.
Theo phong thủy, cái thế đốt lửa dưới đài, “thổ thượng xuất kim” mang rất nhiều hàm ý.
Lửa giống như Hán vương, đất giống như Ngụy vương, cái thế “lửa chiếu lên đài” như báo trước điềm Hán vong, Ngụy hưng. Nhưng “Thổ thượng xuất kim” cũng là phép ẩn dụ cho việc Ngụy vong, Tấn hưng.
Khi Tiết Linh Vân còn cách kinh thành mười dặm, Văn đế Tào Phi đã đích thân xa giá tới nơi đón mỹ nhân. Xa xa thấy đoàn xe, Hoàng đế chỉ thở dài mà cảm thán:
“Cổ nhân vẫn nói: ‘Triệu vi hành vân, mộ vi hành vũ, nay phi vân phi mưa, phi triêu phi mộ’ (ý nói cảnh tượng lúc Linh Vân xuất hiện vô cùng huyền ảo, không mây không mưa, không phải sáng, cũng chẳng phải tối).
Bởi vậy, sau khi Linh Vân nhập cung, Văn Đế liền đổi tên cho nàng thành “Dạ Lai” có nghĩa là đêm đến. Loài hoa mang tên Dạ Lai (tên gọi khác của hoa thiên lý) cũng từ điển cố này mà ra.
Vừa mới nhập cung, Linh Vân đã trở thành sủng phi của Hoàng đế.
Khi ấy, ngoại quốc có dâng tặng một chiếc trâm long phượng trân châu rất nặng, Văn Đế thương Linh Vân thân thể yếu đuối liền thương tiếc mà nói: “Minh châu, phỉ thúy cũng đã chẳng nhẹ, huống chi là trâm long phụng nặng như vậy.”
Tiết Linh Vân còn có biệt tài thêu thùa khâu vá. Dù ban đêm không cần đốt đèn, nàng vẫn có thể may y phục không lệch một đường kim mũi chỉ. Hoàng đế vì sủng ái nên chỉ mặc những y phục do chính tay nàng làm nên.
Cũng từ đó, Tiết Linh Vân được mệnh danh là “Trâm thần” của Văn đế.
Tương truyền sắc đẹp của bà đã khiến Văn đế Tào Phi mê mẩn. |
Những giai thoại, ghi chép còn lưu lại
Năm Hoàng Sơ thứ bảy, Ngụy Văn đế Tào Phi đổ bệnh qua đời, Tiết Linh Vân cũng từ đó không rõ tung tích. Về sau, dân gian lưu truyền lại rằng Văn đế có hai phi tần được ví như thần tiên. Đó là Chân phi “Lạc thần” và Tiết Linh Vân “Trâm thần”.
Tiết Linh Vân không được nhắc tới trong chính sử, mà chỉ xuất hiện trong một vài bộ dã sử như “Thập di ký”, “Thái bình nghiễm ký”, “Diễm dị biên”…
“Thập di ký” ghi lại: Tiết Linh Vân đau lòng vì dã biệt cha mẹ, nước mắt rơi xuống chậu ngọc liền hóa thành màu đỏ. Cho tới khi nàng đến kinh sư, nước mắt đã ngưng lại như máu. Hậu thế vì thế nên gọi đó là “hồng lệ”.
Sau này, hai chữ “hồng lệ” trở thành một điển cố thông dụng trong dân gian. Nhựa nến đỏ chảy xuống cũng được gọi là “hồng lệ”.
Sau này, một giai thoại tương tự cũng xuất hiện trong dân gian. Tương truyền rằng, nàng Dương Ngọc Hoàn khi được vời vào cung đã “khóc hết nước mắt, lệ kết thành hồng băng”.
Một thi sĩ thời Thanh tên Mạo Hạc Đình trong cuốn “Thái thanh di sự thi” lại viết: “Thái bình hồ bạn thái bình nhai, nam cốc xuân thâm táng dạ lai. Nhân thị khuynh thành tính khuynh quốc, đinh hương hoa phát nhất đê hồi.”
Hai chữ “Dạ Lai” trong “Táng dạ lai” cũng là chỉ Tiết Linh Vân, vì đây là tên Văn Đế ban cho nàng.
Trong hồi thứ sáu mươi bốn của Hồng Lâu Mộng cũng có cảnh: “Đại Ngọc cho Bảo Thoa chọn lấy mấy cây trâm đến xem. Một cái thì khắc hình giai nhân, một cái lại khắc thơ ca. Mọi người đều lấy làm thú vị, chờ xem Bảo Thoa chọn cây nào.
Thoa rút lấy một cây, khắc hình Tiết Linh Vân, phía sau có đề thơ ca ngợi lòng lương thiện của mỹ nữ này, cười nói ‘Đã là ‘thiện đề’, ngoại trừ Lâm muội ra còn có ai?”, ý so sánh Lâm Đại Ngọc lương thiện như Tiết Linh Vân.
Tiết Linh Vân rốt cuộc là nhân vật lịch sử có thật, hay chỉ là một mỹ nhân hư cấu do trí tưởng tượng của thời đại? Cho đến hôm nay, ẩn số về người được truyền tụng là đệ nhất mỹ nhân Tam Quốc này vẫn là một điều chưa ai lý giải được.
Chuyện động trời về kỹ nữ làm loạn cấm cung Trung Quốc Lịch sử phong kiến Trung Quốc từng chứng kiến sự tàn lụi, diệt vong của vương triều nhà Triệu chỉ vì một kỹ nữ làm loạn cấm cung. |
Xuất thân "công tử danh gia vọng tộc" của Bao Công Bao Công được hậu thế biết đến nhờ tài phá án, thể hiện qua các bộ phim truyền hình. Tuy nhiên, đời tư và con người thực của ông vẫn là bức màn bí mật với nhiều người. |