Gia đình luôn căng thẳng khi hai vợ chồng không lắng nghe và chia sẻ với nhau. Nhiều phụ nữ bất lực khi không còn nhận ra người mà yêu thương mình mấy năm trời bỗng dưng... biến mất sau hôn nhâu được vài năm.
Bạn hãy nhớ rằng mỗi một giai đoạn hôn nhân đều có những đặc điểm riêng và cần phải thích nghi để cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên có một số điều bạn nên tự nhìn nhận lại mình và hạn chế khi trò chuyện cùng với chồng:
1. Tránh những kiểu nói chuyện khiêu khích
Đang sẵn có bực tức trong mình, bạn đừng nên tìm cách xả ra hết và chọn đối tượng là chồng bạn. Không ai muốn nghe thấy những lời nói đó từ đối tác và dễ dàng khuất phục cả. Ngay cả với con cái của mình, bạn cũng nên chọn lời nói cho phù hợp, huống hồ là chồng.
2. Tránh kêu ca than vãn
Có lẽ chính bạn cũng không ngờ mình lại có tật xấu này. Nhưng hầu hết phụ nữ khi mệt mỏi thường bị mắc phải lỗi này đầu tiên lúc nói chuyện với chồng. Hầu hết đàn ông sẽ cảm thấy rất mệt mỏi và không muốn phải nghe những lời nói than vãn, kêu ca phát ra từ người bạn đời của họ. Và tâm lý chung của các ông chồng là "biết rồi, khổ lắm, nói mãi" khi vợ kêu ca. Do đó, nếu cứ mở miệng ra là than vãn, bạn hãy chấm dứt ngay cách nói chuyện này để có được sự chú ý từ chồng.
3. Tránh nói chuyện áp đặt
Đàn ông luôn tự xem mình có trọng trách là người làm chủ trong gia đình. Họ đòi hỏi phụ nữ phải biết công dung ngôn hạnh và ăn nói phải mềm mỏng. Thế nên lối nói chuyện to tiếng kèm cách áp đặt vô căn cứ là điều mà ông chồng nào cũng "dị ứng' khi mở đầu câu chuyện với vợ.
Hãy nhớ khi nói chuyện với chồng mà những bà vợ nói quá lớn tiếng và sử dụng động từ mạnh để tấn công hay áp đảo chồng cũng khiến đàn ông dễ bị mất hứng thú và nghe một lúc họ sẽ lơ đãng lời bạn nói ngay được.
4. Không so sánh
Nói chuyện với chồng với những câu: "chưa có ai bẩn như anh" hay "Anh xem chồng người ta làm ăn lương thưởng cao như vậy về nhà còn biết đường giúp vợ con, đằng này..." là những câu cần phải loại ngay khi nói chuyện cùng với chồng.
Không ai muốn tự nhận mình kém cỏi. Huống hồ, đàn ông ở mỗi hoàn cảnh khác nhau thì sở trường phát huy cũng khác nhau. Với cách nói chuyện so sánh như vậy, bạn đã đẩy tranh luận đến chỗ bế tắc vì chồng bạn cho rằng, người mà bạn cần lấy là một người khác, người mà bạn cần nói chuyện không phải là mình.
Những lưu ý khi nói chuyện với chồng:
- Giữ âm điệu bình tĩnh, nhẹ nhàng.
- Cách nói chuyện phải thẳng thắn, nhìn đối diện vào mắt chồng.
- Chọn thời điểm cả hai đều bình tĩnh để trao đổi những rắc rối mà vợ chồng đang gặp phải. Tránh những lúc bực tức, mệt mỏi và ở những chỗ đông người.