Tại show truyền hình "Người kể chuyện tình", Chánh Tín đã thẳng thắn chia sẻ về những bí mật chưa từng biết trong cuộc đời Trịnh Công Sơn khiến khán giả ngỡ ngàng. Theo đó, nam tài tử cho biết, vị nhạc sĩ họ Trịnh sinh ra và lớn lên tại Huế, ông được coi là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của âm nhạc đại chúng và tân nhạc Việt Nam.
Chánh Tín cho rằng, Trịnh Công Sơn có một sự nghiệp âm nhạc đồ sộ với những bản tình ca bất hủ, những khúc hát về thân phận, những triết lý cuộc đời được thể hiện qua từng câu hát. Ngoài ra, ông còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ, một ca sĩ và một diễn viên không chuyên.
Ngoài ra, nam diễn viên còn tiết lộ, Trịnh Công Sơn sáng tác hơn 600 ca khúc, tuy nhiên số ca khúc được biết đến rộng rãi là 236 ca khúc (cả lời và nhạc). Một số bài hát của Trịnh Công Sơn trở nên gần gũi với công chúng như Ướt mi, Diễm xưa, Ca dao Mẹ, Ngủ đi con, Dấu chân địa đàng…. Hai mảng đề tài lớn nhất trong âm nhạc Trịnh Công Sơn là tình yêu và thân phận con người.
Thậm chí, trong giai đoạn khó khăn, Trịnh Công Sơn còn là người giới thiệu công việc dịch sách ở Hội Văn nghệ cho vợ Chánh Tín. Nhờ đó, đến tận bây giờ Chánh Tín vẫn biết ơn người nhạc sĩ này.
Chánh Tín cho biết, Trịnh Công Sơn là người bạn rất thân thiết với mình khi nhạc sĩ còn sống. Trịnh Công Sơn là một trong những người anh, người thầy và là người bạn rất thân thương. Nhiều người quen biết với Trịnh Công Sơn, nhưng không ai hiểu được tận ngõ ngách trong cuộc sống của vị nhạc sĩ tài hóa đó.
Hơn nữa, Chánh Tín tiết lộ thêm, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sống không thể thiếu rượu. Ngày nào cố nhạc sĩ cũng uống và mồi rất đơn giản, đôi khi chỉ là một trái xoài hay trái cóc. Những ngày cuối đời của Trịnh Công Sơn trong bệnh viện, Chánh Tín không dám đếm thăm và nhiều người không cho ông đến vì sợ Trịnh Công Sơn lại nhậu.
Ngoài "gia tài" đồ sộ, Chánh Tín cũng là một diễn viên điện ảnh nghiệp dư, năm 1971 ông thủ vai chính trong phim "Đất khổ". Phim hoàn tất năm 1974, nhưng chỉ được chiếu cho công chúng xem 2 lần rồi không được phép trình chiếu ở Miền Nam Việt Nam với lý do “có tính phản chiến” . Sau năm 1975, bộ phim không được trình chiếu tại Việt Nam. Cuối cùng, một bản phim đã về tay nhà thơ Đỗ Trung Quân. Bộ phim được chọn là phim Việt Nam chính trong Liên hoan phim Á Mỹ năm 1996.
Ông bị bệnh gan, thận và tiểu đường. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh tiểu đường lúc 12h45 ngày 1 tháng 4 năm 2001 (tức ngày 8 tháng 3 năm Tân Tỵ). Từ đó hàng năm giới hâm mộ đều lấy ngày này làm ngày tưởng niệm
Suốt đời, Trịnh Công Sơn yêu nhiều nhưng không chính thức kết hôn với ai, và cũng chưa chính thức công nhận con./.