Vùng biển bao la giữa Florida, Puerto Rico và quần đảo Bermuda được cho là một trong những khu vực nổi tiếng nhất thế giới về những hiện tượng không bình thường. Từ hơn một thế kỷ nay nhiều truyền thuyết và luận đề khác thường đã cố gắng giải thích việc tàu thủy và máy bay mất tích một cách bí ẩn. Dường như các biến cố này hay xảy ra trong cái được gọi là tam giác quỷ. Số phận của "chuyến bay 19" trong tháng 12 năm 1945 chỉ là một trong những biến cố đó, mặc dù là sự kiện nổi tiếng nhất và gây náo động dư luận nhiều nhất. Trong những năm sau đó thống kê các mất mát kì lạ tăng rõ rệt, các thông báo về máy bay mất tích được đưa ra gần như liên tục: năm 1947 chiếc máy bay "Superfort" không trở về sân bay xuất phát. Chiếc C-54 Skymaster và đội bay được nghe thấy lần cuối cùng khi cách Bermuda 100 dặm, sau đấy liên lạc vô tuyến bị cắt đứt. Năm 1948 chiếc "Star Tiger" của Anh biến mất trên bầu trời một cách không giải thích được. Cũng trong cùng năm đấy tín hiệu radar của một chiếc máy bay hành khách biến mất. Chiếc DC-3 đang trên đường bay từ Puerto Rico đến Miami. Danh sách khủng khiếp này được nối tiếp một cách tương tự như vậy: năm 1949 chiếc "Star Ariel" biến mất khi cách Bermuda 380 dặm về phía Tây-Nam, năm 1950 một chiếc máy bay kiểu Globemaster ở tận cùng phía Bắc của tam giác và năm 1952 là một chiếc máy bay Anh trên đường đi đến Jamaica.
Khái niệm "tam giác Bermuda" xuất phát từ Vincent Gaddis vào năm 1964 và không bao lâu sau đó đã trở thành huyền thoại. Việc quan tâm đến các hiện tượng được cho là siêu tự nhiên đạt đến đỉnh cao năm 1974 khi quyển sách The Bermude Triangle của Charles Berlitz và J. Manson Valentine trở thành quyển sách bán chạy nhất, có số xuất bản lên đến hàng triệu trên toàn thế giới. Trong đấy, cũng như ở các tác giả khác trước đó, một danh sách tàu thủy và máy bay biến mất không dấu vết được đưa ra làm bằng chứng gián tiếp cho hiện tượng tam giác Bermuda. Thật ra thì một vài tác giả đã mang cả Açores (tiếng Bồ Đào Nha: Ilhas dos Açores) và Caribbean vào tam giác Bermuda và vì thế đã mở rộng vùng "rất nguy hiểm" với 500.000 km2 này ra lớn thêm gấp ba lần.
Các câu chuyện từ tam giác Bermuda rất giống nhau: hoặc là tàu thủy hay là máy bay biến mất không dấu vết trong điều kiện thời tiết tốt, biển lặng mặc dầu phi công hay thủy thủ đoàn giàu kinh nghiệm hay là một chiếc tàu thủy hoàn toàn nguyên vẹn được tìm thấy đang trôi dạt trên biển trong khi thủy thủ đoàn mất tích. Các đàm thoại vô tuyến kì lạ và không rõ ràng cũng đóng một vai trò trong một số trường hợp. Nguyên nhân được đưa ra cho các vụ việc này, ngoài những nguyên nhân khác, là người từ ngoài Trái Đất bắt cóc hay những "lực trường" nguy hiểm xuất phát từ châu Atlantis đã bị chìm xuống biển. Thí dụ nổi tiếng nhất là câu chuyện về "Chuyến bay 19". Điều nổi bật là từ tác phẩm này sang tác phẩm khác nhiều câu chuyện bí ẩn ngày càng bí ẩn thêm (các tác giả tương ứng thông thường dựa vào lẫn nhau) và cũng không hiếm khi là càng nhiều chi tiết và giàu tưởng tượng hơn (ngay cả khi các câu chuyện này đã xảy ra từ lâu).
Một năm sau quyển sách bán chạy nhất của Berlitz và Valentine, quyển The Bermuda Triangle Mystery – Solved! của Lawrence Kusche được xuất bản. Tác phẩm này, cho đến ngày nay vẫn được xem là tác phẩm cổ điển của các điều tra mang tính hoài nghi, đã dọn sạch một loạt phỏng đoán, bán sự thật và hoang đường thuộc về đề tài này. Kusche đã chỉ ra rằng không có gì bất thường tại vùng biển này của Đại Tây Dương. Con số tàu thủy và máy bay mất tích không cao hơn ở những nơi khác, tính theo lượng giao thông của những vùng biển khác có thể so sánh được trên các đại dương của thế giới và phần lớn các trường hợp "gây chấn động" bị mất đi hoàn toàn tính bí ẩn khi khảo sát các nguồn nguyên thủy được đưa ra trong quyển sách. Thời gian gần đây đã im lặng nhiều đi chung quanh đề tài này. Năm 1980 Berlitz đưa ra một vài tai nạn mới "không giải thích được", những tai nạn mà cuối cùng hóa ra là không hoàn toàn không phải là không giải thích được và ngoài ra – ngoại trừ 3 trường hợp – hoàn toàn không được xếp vào tam giác Bermuda. Mặc dầu là tai nạn máy bay hay tàu thủy vẫn tiếp tục xảy ra trên Đại Tây Dương nhưng ngày nay những tai này hiếm khi được liên kết với tam giác Bermuda.
Trên thế giới có rất nhiều thứ mà con người chưa thể lý giải, có văn minh cổ đại, có lốc xoáy dưới đại dương… Cho dù khoa học kĩ thật đã đạt tới vô cùng hiện đại, chúng ta vẫn không thể tìm ra bí mật của những câu chuyện thần bí.
Bạn sẽ không thể tìm thấy tên của “vùng đất chết” này trên các bản đồ chính thống, bởi khi vượt qua biên giới của nó, bạn sẽ biệt tăm không rõ lý do. Tuy nhiên, theo một số người, “vùng đất chết” có tên “tam giác Bermuda” (Bermuda Triangle) này thật sự tồn tại, bởi rất nhiều thuyền bè, máy bay và người đã biến mất ở nơi này, cho đến nay vẫn chưa tìm được lời giải thích thỏa đáng.
"Tam giác Quỷ" |
Theo một số tài liệu, “vùng đất chết” này nằm ở phía đông nam bán đảo Florida, Bắc Mỹ, cụ thể là một vùng đất hình tam giác ở phía đông Đại Tây Dương, được hình thành nhờ các đường nối liền giữa quần đảo Bermuda, Miami của Mỹ và San Juan của nước tự trị Puerto Rico, mỗi cạnh của tam giác dài khoảng 2 triệu mét.
Từ một tờ tạp chí năm 1964, lần đầu tiên cái tên “tam giác Bermuda” được đưa ra, vùng đất thần bí này đã không ngừng thu hút sự chú ý của mọi người.
Thuyền chở hàng, thuyền buồm, còn cả thuyền quân sự, tàu ngầm và thậm chí là máy bay, đều biến mất không tung tích chỉ trong vài giây ngắn ngủi. Liên lạc không giây của bọn họ bị ngắt đột ngột, nhưng lại không tìm thấy mảnh vỡ, cũng không phát hiện thi thể người, giống như là bị “tan” vào trong đại dương vậy. Theo thống kê chưa hoàn chỉnh, từ những năm 30 của thế kỉ 20 đến này, nơi này đã xảy ra hơn 240 vụ đắm tàu, rơi máy bay, gần 2000 người mất mạng.
Năm 1918, con thuyền Cyclopes của Mỹ mất tích, trên thuyền có 310 người; năm 1945, năm chiếc máy bay Avenger của Mỹ bị sét đánh vỡ, biến mất một cách thần bí, chỉ có một nhân viên lưu lại một tiếng hét trong ghi chép liên lạc. Tất nhiên, đây không phải tất cả vụ việc xảy ra ở “vùng đất chết”.
Rất nhiều tàu bè mất tích... |
Rất nhiều nghiên cứu và cả những giả thuyết được đưa ra cho nguyên nhân của các vụ đắm tàu, rơi máy bay ở đây, nhưng chưa có câu trả lời thích đáng nào làm yên lòng dư luận quốc tế. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chuyên sâu đã cho thấy, Bermuda là một vùng đất cực kì kì lạ.
Khảo sát thực vật
Theo tờ Dailymail của Anh, tháng 4/2006, 28 chuyên gia hải dương học đến từ 14 quốc gia đã tiến hành khảo sát vùng biển tam giác Bermuda trong vòng 20 ngày, vớt các sinh vật phù du sống từ trên mặt biển tới độ sâu 4.8km sâu dưới biển.
Xác máy bay dưới đáy biển. |
Trong hàng ngàn sinh vật thu được, các nhà khoa học đã tiến hành phân loại đối với 500 loài, và phân tích trình tự gen của hơn 220 loài. Kết quả cho thấy, có ít nhất 20 loài sinh vật phù dù lần đầu tiên được phát hiện. Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện ra hơn 120 loài cá, trong đó có một số loài là “đặc sản” của Bermuda.
Địa trường dị thường
Điều kì lạ ở Bermuda là tầng khí quyển và đại dương. Đoạn sóng mà đại dương và tầng khí quyển ở đây phát ra khác với các khu vực khác. Theo số liệu ghi chép vệ tinh, nam Đại Tây Dương tồn tại vùng địa từ dị thường, ở đây chỉ có tia bức xạ trong Trái Đất. Vùng bức xạ này gọi là Van Allen belts.
Bức xạ Trái đất gồm 2 loại: bức xạ ngoài và bức xạ trong. Chúng tới tầng địa từ tích lũy phân tử năng lượng cao, từ đó ngăn chúng xâm nhập vào trái đất.
Nhà khoa học Nga Sergei Ivanov và Alexander Avila đã nghiên cứu và cho thấy, chính do Bermula tồn tại một đai từ trường mới tạo ra tình hình địa lý hiếm thấy như vậy. Số liệu thu thập được từ phi thuyền số 3 của Nga cho thấy, khi xuất hiện mặt trời hoạt động trong thời gian dài, như điểm đen mặt trời, có lúc Trái đất sẽ có thay đổi và xuất hiện từ trường thứ 3. Khi Trái đất ổn định, tầng sóng này sẽ biến mất.
Năm 2012, Mỹ phóng 2 vệ tinh quan sát, thông qua đo đạc cho thấy, các phân tử của vùng đất này có thể từ 0 tăng lên gần tốc độ ánh sáng chỉ trong chớp mắt, ngoài ra còn phát ra sóng điện từ tốc độ vô cùng chậm. Vệ tinh nhân tạo không người lái BeppoSAX của Ytalia cũng cho thấy, khi đi qua vùng đất Bermula, bức xạ tăng mạnh, khi ra khỏi vùng đất này thì bức xạ dần biến mất.
Kim tự tháp dưới đáy biển
Năm 1967, một phi hành gia người Mỹ có tên Luo Boer Bruce và trợ lý đã bay thấp ở quần đảo Bahaba thuộc vùng biển Bermuda và đột nhiên phát hiện dưới mặt nước của đảo Bimini có một vật thể hình vuông dài khổng lồ. Tháng 8 năm sau, đội khảo sát đã tới khu vực này và triển khai công tác khảo cổ dưới nước, phát hiện dưới mặt nước là quần thể kiến trúc đá vô cùng lớn nằm dưới đáy đại dương, kết cấu vững chắc, quy mô khổng lồ, hình dạng đa dạng. Bức tường đá dài tới 1600m, do các tảng đá dài 4.5m, rộng 6m, cao 3m đắp lên, mỗi tảng đá nặng ít nhất 25 tấn.
Kim Tự Tháp dưới đáy biển. |
Con đường đá còn dùng các tảng đá hình vuông hoặc nhiều hình khác để xếp thành hoa văn trang trí. Một tòa kim tự tháp cao 42m, mỗi bên dài 54m chìm dưới mặt đại dương gần 400m, ngoài ra còn phát hiện ra các di tích của cảng khẩu và hình điêu khắc có vân cẩm thạch.
Đáy đại dương và những khám phá giật mình (Khám phá) - (Phunutoday) - Dưới đáy đại dương luôn là những bí ẩn mà rất nhiều người đã mày công khám phá và rồi đi từ bất ngờ này điến ngạc nhiên khác. |