Xin lộc đầu năm: Cầu cho giàu có đó là lòng tham

( PHUNUTODAY ) - Dường như ngày nay người ta đang dần hiểu sai lệch về việc đi chùa và xin lộc.

Xin lộc ở chùa là lòng tham

TS Trần Long, Giảng viên Khoa Văn hóa học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, ngày trước ở miền Bắc, ngay sau giao thừa, người dân có tục đi hái lộc. Lộc ở đây là những chồi non của cây lá trên đường đi. Hái chồi non, lá non của cây giống như một sự xin may từ thiên nhiên trong đời sống tâm linh.

Còn các chùa trong đêm giao thừa thường sẽ mở cửa phục vụ chúng sinh đến cầu bình an, phước lành cho mình, cho gia đình và xã hội. Vậy nên cúng xong giao thừa, mọi người lại rủ nhau lên chùa rồi hái lộc trên đường về hoặc đơn giản chỉ là đi hái lộc ở ngoài đường mà không cần đến chùa.

Theo TS Long, dần dần sau này, một số người cho rằng đến chùa xin lộc mới thiêng và từ đó họ đã vô tình biến chùa thành một… dịch vụ bất đắc dĩ. Thay vì là nơi để người dân cầu an lành thì giờ đây, chùa còn trở thành nơi… cấp lộc.

xin-loc-1-1

Điều này làm nhiều chùa, đền phải dựng bảng cấm người dân tự ý bẻ cành, hái lộc để không làm xấu cảnh quan trong chùa.

“Chùa là một đơn vị đại diện cho quan điểm duy tâm siêu hình chứ không phải là nơi cấp lộc, phát lộc cho người dân. Còn nhớ năm 2017 cảnh tranh giành lộc từ sư thầy ở chùa Hương đã tạo nên sự phản cảm trong dư luận. Có biến tướng này là do cả một quá trình đời sống kinh tế, nhận thức của nền nông nghiệp và nhiều mong muốn của người dân, để rồi áp đặt chức năng vô lý cho nhà chùa”, TS Long nhận định.

Cũng theo TS Long, quan niệm của Phật giáo là tâm yên thì vạn sự đều yên. Người xưa hái lộc ngoài trời là của tự nhiên, trời cho. Còn chùa là nơi cầu an yên, an lành. Nay người ta đi chùa còn cầu cho giàu có nữa, đó là lòng tham.

BUÔNG

“Không tranh giành” chính là từ bi

“Không tranh cãi” chính là trí tuệ

“Không nghe” chính là thanh tịnh

“Không nhìn” chính là tự tại

“Tha thứ” chính là giải thoát

“Biết đủ” chính là buông.

xin-loc-3-1

Buông là biểu hiện của từ bi, trí tuệ và sự trưởng thành. Nó khác với “buông tha” hay “vứt bỏ” vốn là một dạng đạng trốn tránh thực tại.Người ta có thể “buông” là bởi vì người ta nhìn thấy bản thân cao hơn sự tình, cho nên quyết định “buông” sự tình đó.

Người xưa nói rằng: “Người hiểu được ‘buông’ ấy chính là bậc trí giả,còn người chỉ biết ‘buông tha’ thì chính là kẻ ngốc!”.

Buông” là một loại trí tuệ, người biết “buông” mới thực là người hạnh phúc.

Một người biết đủ ở phương diện công danh lợi lộc có thể không thành công như người khác nhìn vào nhưng hẳn là sẽ vui vẻ, hạnh phúc. “Biết đủ” chính là cách nắm giữ hạnh phúc trong tay. Người ta nói rằng “vui vẻ” là nguyên tố không thể thiếu của mỗi người.

Có tâm biết đủ là quý trọng những gì có ở hiện tại. Chúng ta đừng nên nghĩ mình thiếu những gì mà nên nghĩ nhiều về những thứ mình đã có. Nếu không quý trọng, thì những thứ đang có hiện tại cùng rời bỏ chúng ta mà đi. Cách tránh được tai họa chính là coi trọng phúc phận mình đang có. Ví như sinh mệnh và sức khỏe là tài phú lớn nhất của mỗi người nhưng mọi người lại thường xem nhẹ, đến lúc sắp mất đi rồi mới thấy hối tiếc thì đã muộn mất rồi.

Cho nên, khi rơi vào cảnh “đại nạn không chết, bệnh nặng mà khỏi” thì sẽ khiến con người cảm nhận rõ rệt được niềm hạnh phúc tăng lên gấp bội. Trái lại, không biết đủ mà tham lam sẽ dễ dàng bị lầm đường lạc lối, khiến tai họa “không nên có” ập đến lúc nào không hay.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn