Biện pháp bạo lực của CIA nhằm truy ra manh mối của Bin Laden

( PHUNUTODAY ) - Jose Rodriguez – cựu lãnh đạo trung tâm phòng chống khủng bố CIA, là người giám sát trực tiếp việc sử dụng biện pháp “thẩm vấn tăng cường”, đã lên tiếng trả lời trực tiếp báo Time để trấn an dư luận về các đối xử của họ với tù nhân.

(Phunutoday) - Jose Rodriguez – cựu lãnh đạo trung tâm phòng chống khủng bố CIA, là người giám sát trực tiếp việc sử dụng biện pháp “thẩm vấn tăng cường”, đã lên tiếng trả lời trực tiếp báo Time để trấn an dư luận về các đối xử của họ với tù nhân.
Hai tù nhân chịu sự thẩm vấn khắt khe bằng những dụng cụ kỹ thuật tinh vi.

Mô tả ảnh.
Ảnh AP
2 tên tội phạm đầu mối bị bắt giữ  là Khalid Sheikh Mohammed, Abu Faraj al-Libi.  Khalid Sheikh Mohammed là kẻ trực tiếp chỉ huy trong vụ khủng bố 11/9. Còn Abu Faraj al-Libi là cánh tay phải của Bin Laden. Bọn chúng đã khai ra tung tích của tên liên lạc cuối cùng với Bin Laden. Từ đó CIA xác định được vị trí ẩn náu của Bin Laden và thực hiện vụ tấn công thần tốc ngay cả Chính phủ Pakistan cũng không được báo trước.

Jose Rodriguez là cựu lãnh đạo Trung tâm phòng chống khủng bố của CIA từ năm 2002-2005, khi Khalid Sheikh Mohammed và Abu Faraj al-Libi bị bắt giữ. Những cuốn video quay cảnh thẩm vấn tù nhân trong suốt 3 năm đó đã bị hủy. Bộ Tư pháp Mỹ không hề có bằng chứng nào để xác nhận vụ việc này.

“Đối với những loại tội phạm nguy hiểm, không có cách nào thu được thông tin mà không dùng biện pháp thẩm vấn tăng cường” - người phát ngôn hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Tommy Vietor trả lời phỏng vấn báo Time. “Phải mất nhiều năm thu nhập và phân tích dự liệu từ nhiều nguồn khác nhau, chúng tôi mới có được thông tin chính xác về Bin Laden”.

Sheikh Mohammed và Abu Faraj al-Libi đã khai ra 1 đầu mối duy nhất là tên trung gian liên lạc với Bin Laden. Từ dấu vết đó, CIA truy lùng ra tên thật và theo dõi hắn trong nhiều năm.

Theo Jose Rodriguez, thông tin quan trọng được thu thập từ al-Libi. Hắn hoàn toàn không bị tra tấn nhưng sau nhiều tuần bị áp lực tâm lý, hắn đã khai ra tên thường liên lạc với Bin Laden khoảng 2 tháng 1 lần.

“Từ đó tôi đặt câu hỏi vì sao Bin Laden kiểm soát mạng lưới của mình lỏng lẻo thế. Vì thông tin trong 2 tháng không mang ý nghĩa thời sự. Sau 1 thời gian điều tra,  húng tôi phát hiện tên liên lạc đó chỉ là một bù nhìn, đánh lạc hướng cho chiến thuật của Bin Laden. Chúng tôi bẻ mũi điều tra sang hướng khác”.

Năm 2006, Mỹ tuyên bố hủy kế hoạch truy lùng Bin Laden, nhưng thực ra chiến dịch vẫn được thực hiện ngầm. Tổng thống Obama coi việc bắt được Bin Laden là nhiệm vụ hàng đầu khi nhậm chức. Chủ chương của ông là những chính sách “nhân đạo” hơn trong hệ thống nhà tù Mỹ. Trong khi chính quyền Bush cho phép sử dụng những biện pháp tinh vi nhất để thẩm vấn tội phạm cấp cao. Sau vụ việc này, thư ký nhà trắng Jay Carney tuyên bố với bao chí: “Sẽ không có sự thay đổi nào trong việc sử dụng biện pháp thẩm vấn tăng cường”.
 

Năm 2002 tại Mỹ dư luận đã lên tiếng phản đối chính quyền Bush về sự “khắt khe” trong  hệ thống nhà tù.

Times thừa nhận rằng hoàn cảnh chính trị đóng một vai trò trong các cuộc cải tổ luât pháp. "Sau vụ 11/9 trong cuộc tranh luận về cách thức thẩm vấn nghi phạm khủng bố lớn,các quan chức cao cấp của chính quyền Bush nhấn mạnh: phải sử dụng biện pháp mạnh với tội phạm cấp cao". Tờ Time trích dẫn lời phát biểu của 1 quan chức an ninh Mỹ:" Chúng tôi công khai những hành động của mình trong việc bảo vệ an ninh quốc gia. Những gì chúng tôi làm hoàn toàn không vi phạm công ước quốc tế”.

 
  • Hải Như (tổng hợp)

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn