Bộ Giao thông - Vận tải có thông cáo gửi các cơ quan báo chí xung quanh việc triển khai thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện.
Bộ Giao thông - Vận tải cho biết, hiện tại, do nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí cho công tác duy tu, sửa chữa đường bộ chỉ đạt 40% nhu cầu và có xu hướng giảm dần nên việc đưa Quỹ Bảo trì đường bộ hoạt động đúng tiến độ vào ngày 1/1/2013 đang là yêu cầu cấp bách. |
Theo quy định nộp phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện, ôtô, xe máy đóng phí đường bộ 50.000 - 1 triệu đồng/tháng. Chủ xe ôtô đóng phí theo chu kỳ đăng kiểm tại cơ quan đăng kiểm. Sau khi nộp phí, cơ quan này sẽ dán tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp. Chủ xe máy nộp phí thông qua UBND xã, phường, thị trấn. Đối với xe máy lưu hành trước 1/1/2013 thì sẽ thực hiện kê khai từ thời điểm đó, còn xe lưu hành sau ngày này, chủ phương tiện phải kê khai theo nộp phí theo chu kỳ 6 tháng. |
Trong khi, người dân đang phải còng lưng cõng rất nhiều loại phí giao thông, phí tăng nhưng chất lượng công trình không đảm bảo. Mới đây, sự kiện đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình xuất hiện hiện tượng lún, nứt, nhiều ổ gà do đưa vào sử dụng sớm như nhắc lại điệp khúc sụt lún, trồi nhựa ngày càng được tái diễn trên các công trình giao thông được coi là dự án trọng điểm. |
Hồi tháng 8/2012 vừa qua, hố tử thần khổng lồ nằm "ngoác miệng" ôm trọn toàn bộ một phần mặt đường, "ăn" ra tận dải phân cách, sâu khoảng 3m và có chiều rộng lên đến 20m2 trên đường Lê Văn Lương, (đoạn công trình thi công của Tập đoàn xây dựng Sông Đà Thăng Long (giữa khu vực Phường Vạn Phúc và phường La Khê, Hà Đông, Hà Nội). |
Mặt cầu Thăng Long sau rất nhiều lần sửa đi sửa lại trong 2 năm qua |
Hết miếng vá nọ chèn lên miếng vá kia, nhưng...mặt cầu càng ngày càng hỏng nặng |
Vết nứt rộng, kéo dài khoảng 5m trên cầu Thanh Trì (hướng Gia Lâm - Yên Sở). |
Mặt cầu Vĩnh Tuy xuất hiện những khe co giãn, những ụ nhựa đường nhô cao tới 10 cm, có nơi bị lõm sâu. |
Nằm ở đầu Nam của cầu, khe nứt rộng 3-4cm đã khiến một phần đường tách rời khỏi thành cầu. |
Quốc lộ 1A đoạn qua xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên bị sạt lở nghiêm trọng khiến đầu tháng 11/2010, ông Hồ Văn Tiến, chánh văn phòng, người phát ngôn UBND tỉnh Phú Yên, cho biết: Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đình Cự đã ký quyết định Ban bố trình trạng khẩn cấp sự cố sạt lở trên Quốc lộ này. |
Sau nhiều đợt mưa như trút nước, một đoạn trên quốc lộ 1A (km 1294+820) qua địa phận xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên bị sạt lở nghiêm trọng. Vết nứt rộng hơn 25cm, dài hơn 60m, sâu từ 0,5 đến 1m, chiếm gần một nửa mặt đường; các phương tiện giao thông qua lại hết sức khó khăn. |
Mặt quốc lộ 1A, đoạn từ ngã ba 621 (Q.Thủ Đức, TP.HCM) đến cầu Đồng Nai (phường Bình An, thị xã Dĩ An, Bình Dương) bị lún, trồi nhựa. Mặt đường hình thành những rãnh sâu và nhựa đường đùn thành từng ụ lớn, gây nguy hiểm cho người đi đường. |
Theo ĐB Lê Như Tiến: "Người dân bỏ phí ra phải được hưởng dịch vụ tương ứng, hưởng dịch vụ tốt. Nếu không được hưởng những dịch vụ tốt, đường thì mấp mô, nứt nẻ, lún, sụt... thì việc thu phí chưa xứng đáng và không thể nào đề nghị người dân nộp mãi được. Hạ tầng giao thông phải do Nhà nước chứ không phải là do dân, không nên đặt ra nhiều loại phí để nhân dân và những người tham gia giao thông phải chi nhiều thứ tiền". |
"Đường xá, cầu, cống... xuống cấp nhưng dân vẫn phải đóng những khoản lệ phí nhất định thì cơ quan quản lý phải hết sức cân nhắc. Với những dịch vụ đạt đảm bảo yêu cầu thì thu phí, còn ngược lại thì không nên". |