Bố mẹ hạnh phúc khi thấy con trai 6 tuổi tự tắm rửa, nhưng đau xé lòng khi phát hiện sự thật đằng sau

18:55, Thứ sáu 07/02/2020

( PHUNUTODAY ) - Bình thường, vào mỗi chiều tối, vợ chồng chị H sẽ thay phiên nhau tắm rửa cho con. Nhưng đột nhiên trong 1 tuần nay, con bỗng nhiên trở nên tự lập, tự mình tắm rửa và thay quần áo. Thấy vậy, vợ chồng chị H hạnh phúc vô cùng. Nhưng đau xé lòng khi phát hiện sự thật đằng sau.

Bố mẹ hạnh phúc khi con trai 6 tuổi tự tắm rửa

Khi con trai được 6 tuổi, chị H cho con theo học tại 1 trường tư thục có điều kiện cơ sở vật chất vô cùng tốt. Bình thường, vào mỗi chiều tối, vợ chồng chị sẽ thay phiên nhau tắm rửa cho con. Nhưng đột nhiên trong 1 tuần nay, con bỗng nhiên trở nên tự lập, tự mình tắm rửa và thay quần áo. Thấy vậy, vợ chồng chị H hạnh phúc vô cùng.

Thế nhưng, vui chưa được bao lâu, chị H linh cảm có điều gì đó không lành. Vì mỗi khi đi học về, con trai chị không hề vui vẻ, mà còn thoáng buồn, thậm chí hoảng sợ, bất an. Chị có gợi chuyện hỏi con, nhưng con đều lắc đầu không nói. Cho đến một ngày, chồng chị vô tình nhìn thấy những vết bầm tím trên sống lưng khi con thay quần áo.

Sự thật đau lòng bị ẩn dấu ở đằng sau

Vợ chồng chị H quyết định gặng hỏi con bằng được. Cuối cùng, con cũng uất ức òa khóc, tâm sự tất cả: "Con bị các anh chị lớp trên đánh, trấn lột hết đồ dùng học tập và đồ tiêu vặt. Các anh chị ấy còn dọa, nên con mách cô giáo hoặc cha mẹ, sẽ đánh con đến chết".

maxresdefault (1)

Vợ chồng chị H nghe xong lặng người, không ngờ con mình lại trở thành nạn nhân của bạo lực học đường. Hôm sau, 2 anh chị đưa con đến trường, điểm mặt chỉ tên những tay anh chị đã đánh đập con, giao cho nhà trường xử lý. Sau đó họ làm thủ tục xin chuyển trường để con không bị ảnh hưởng tâm lý. 

Cha mẹ nên làm gì để bảo vệ con khỏi nạn bạo lực học đường?

1. Đối mặt bình tĩnh với tình huống:

Khi biết con là nạn nhân của bạo lực học đường, cha mẹ cần kiềm chế cảm xúc của mình, suy nghĩ cẩn trọng để đưa ra những biện pháp tích cực, bảo vệ con tuyệt đối.

2. Cố gắng nói chuyện với con:

Hãy trò chuyện, động viên con một cách nhẹ nhàng. Hãy để cho con thấy bạn là một điểm tựa vững chãi để con có thể tâm sự và dựa vào những lúc khó khăn. 

3. Dạy con tự vệ

Dạy con cách kêu cứu nếu có người lớn gần đó, hạn chế đi vào góc khuất, nhận lợi "gặp riêng" và không nên phô vẽ bản thân quá nhiều. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên khuyến khích con tham gia các lớp võ thuật. 

4. Khuyến khích con tự tin

Sự cô độc sẽ khiến con trở thành mục tiêu bị bắt nạt. Hãy giúp con mở lòng và chan hòa hơn, kết bạn với những người bạn tốt để con có được sự bảo vệ tốt nhất.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc