Bộ trưởng Thăng ’nhờ’ cả nước giám sát dự án giao thông

16:08, Thứ tư 05/12/2012

( PHUNUTODAY ) - Bộ trưởng Thăng luôn có những chiến lược quyết liệt để giải quyết các vấn đề giao thông. Trảm tướng, khuyến khích cán bộ đi xe buýt..., giờ bộ trưởng lại tiếp tục "nhờ" dân giám sát công trình giao thông.

Bộ trưởng Thăng luôn có những chiến lược quyết liệt để giải quyết các vấn đề giao thông. Từ "trảm tướng", khuyến khích cán bộ đi xe buýt... Trong khi rất nhiều người dân đang lo lắng về việc cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình nún lứt, Bộ trưởng ngay lập tức "nhờ" dân giám sát công trình giao thông.

Ngày 4/12, Bộ GTVT cho biết Bộ trưởng Đinh La Thăng vừa có công văn đề nghị lãnh đạo chính quyền, tổ chức Đảng, mặt trận và đại biểu quốc hội các địa phương giám sát các dự án giao thông. (Vết lún nứt nhằng nhịt trên mặt cầu Thăng Long)
Ngày 4/12, Bộ GTVT cho biết Bộ trưởng Đinh La Thăng vừa có công văn đề nghị lãnh đạo chính quyền, tổ chức Đảng, mặt trận và đại biểu quốc hội các địa phương giám sát các dự án giao thông. (Vết lún nứt nhằng nhịt trên mặt cầu Thăng Long)

 

 Cụ thể, người đứng đầu Bộ GTVT đề nghị Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy; Chủ tịch HĐND, UBND, Ủy ban   MTTQVN; các Trưởng đoàn Đoàn đại biểu QH và các đại biểu QH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương   tham gia giám sát, góp ý kiến thực hiện các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên cả nước. (Ảnh Đường dẫn Thanh Trì từng có nhiều rãnh lún sâu)
Cụ thể, người đứng đầu Bộ GTVT đề nghị Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy; Chủ tịch HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN; các Trưởng đoàn Đoàn đại biểu QH và các đại biểu QH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia giám sát, góp ý kiến thực hiện các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên cả nước. (Ảnh Đường dẫn Thanh Trì từng có nhiều rãnh lún sâu)

 

Theo Bộ GTVT, nhìn nhận một cách nghiêm khắc thì việc sử dụng các nguồn lực ngân sách trung ương và   địa phương dành cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đang bộc lộ những yếu kém, phải sớm khắc phục.
Theo Bộ GTVT, nhìn nhận một cách nghiêm khắc thì việc sử dụng các nguồn lực ngân sách trung ương và địa phương dành cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đang bộc lộ những yếu kém, phải sớm khắc phục.

 

Bộ trưởng GTVT cam kết sẽ tiếp thu những phản ánh, góp ý, kiến nghị thẳng thắn của các đồng chí lãnh   đạo, các vị Đại biểu QH và của mọi tầng lớp nhân dân với tinh thần cầu thị, phấn đấu làm tốt hơn nữa công   tác quản lý đầu tư xây dựng cũng như sử dụng một cách hiệu quả nhất mọi nguồn lực dành cho phát triển hạ   tầng giao thông vận tải.
Bộ trưởng GTVT cam kết sẽ tiếp thu những phản ánh, góp ý, kiến nghị thẳng thắn của các đồng chí lãnh đạo, các vị Đại biểu QH và của mọi tầng lớp nhân dân với tinh thần cầu thị, phấn đấu làm tốt hơn nữa công tác quản lý đầu tư xây dựng cũng như sử dụng một cách hiệu quả nhất mọi nguồn lực dành cho phát triển hạ tầng giao thông vận tải.

 

Đề nghị này của bộ trưởng Thăng được thông báo ngay sau 2 ngày báo chí rầm rộ đưa tin mặt đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình sau 5 tháng thông xe bắt đầu bong tróc, xuất hiện ổ voi, ổ gà, đá dăm lổn nhổn. Nhiều đoạn hỏng được vá tạm bợ, dù phương tiện đi trên tuyến phải nộp phí cao nhất 280.000 đồng.
Đề nghị này của bộ trưởng Thăng được thông báo ngay sau 2 ngày báo chí rầm rộ đưa tin mặt đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình sau 5 tháng thông xe bắt đầu bong tróc, xuất hiện ổ voi, ổ gà, đá dăm lổn nhổn. Nhiều đoạn hỏng được vá tạm bợ, dù phương tiện đi trên tuyến phải nộp phí cao nhất 280.000 đồng.

 

Giải thích về hiện tượng này, đại diện chủ đầu tư thừa nhận do đoạn đường chưa đủ thời gian chờ lún nên   nền đường bị lún không đều, gây trồi sụt, ổ gà. Mặt khác, tại vị trí tiếp giáp giữa mặt đường bê tông nhựa với   mặt đường láng nhựa dễ chịu tác động của lực phanh hãm xe khi giảm tốc độ nên gây bong tróc mặt đường.   Để khắc phục tình trạng này, VEC đã chỉ đạo các nhà thầu thường xuyên kiểm tra, khắc phục điểm hư hỏng.
Giải thích về hiện tượng này, đại diện chủ đầu tư thừa nhận do đoạn đường chưa đủ thời gian chờ lún nên nền đường bị lún không đều, gây trồi sụt, ổ gà. Mặt khác, tại vị trí tiếp giáp giữa mặt đường bê tông nhựa với mặt đường láng nhựa dễ chịu tác động của lực phanh hãm xe khi giảm tốc độ nên gây bong tróc mặt đường. Để khắc phục tình trạng này, VEC đã chỉ đạo các nhà thầu thường xuyên kiểm tra, khắc phục điểm hư hỏng.

 

Với mục tiêu thông xe toàn tuyến vào 30/6 nên Bộ Giao thông Vận tải cho phép các vị trí đang xử lý nền đất   yếu được dỡ tải sớm. Trong quá trình khai thác, đơn vị thi công vẫn theo dõi và bù lún, đồng thời lắp đặt biển   báo hạn chế tốc độ. VEC cũng lắp các gờ giảm tốc và cắm biển hạn chế tốc độ không quá 40 km/h cho các   đoạn này.
Với mục tiêu thông xe toàn tuyến vào 30/6 nên Bộ Giao thông Vận tải cho phép các vị trí đang xử lý nền đất yếu được dỡ tải sớm. Trong quá trình khai thác, đơn vị thi công vẫn theo dõi và bù lún, đồng thời lắp đặt biển báo hạn chế tốc độ. VEC cũng lắp các gờ giảm tốc và cắm biển hạn chế tốc độ không quá 40 km/h cho các đoạn này.

 

 Tuy vậy, dư luận đặt câu hỏi  nếu lún thì đường chỉ võng xuống thôi chứ sao lại nứt vỡ nhựa thảm như thế.   Rất nhiều ý kiến từ dư luận cho rằng đây là lỗi kỹ thuật, do chất lượng bê tông nhựa chứ không phải do lún?
Tuy vậy, dư luận đặt câu hỏi nếu lún thì đường chỉ võng xuống thôi chứ sao lại nứt vỡ nhựa thảm như thế. Rất nhiều ý kiến từ dư luận cho rằng đây là lỗi kỹ thuật, do chất lượng bê tông nhựa chứ không phải do lún?

 

Tương tự, hầm đường bộ Kim Liên (Hà Nội) hiện đại nhất thủ đô bị thấm nước khi mới đưa vào sử dụng   được 3 năm. Mặt hầm xuất hiện nhiều vết nứt kéo dài, nước rỉ ra khiến tường mọc rêu và hoen ố.
Tương tự, hầm đường bộ Kim Liên (Hà Nội) hiện đại nhất thủ đô bị thấm nước khi mới đưa vào sử dụng được 3 năm. Mặt hầm xuất hiện nhiều vết nứt kéo dài, nước rỉ ra khiến tường mọc rêu và hoen ố.

 

Công trình này sau gần 3 năm thi công với tổng mức đầu tư 467 tỷ đồng được coi là hầm xe cơ giới đầu   tiên và hiện đại nhất thủ đô.
Công trình này sau gần 3 năm thi công với tổng mức đầu tư 467 tỷ đồng được coi là hầm xe cơ giới đầu tiên và hiện đại nhất thủ đô.

 

Trước đó, để đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng giao thông, bộ trưởng Đinh La Thăng đã trảm hàng loạt tướng để quy rõ trách nhiệm cá nhân cũng như ép tiến độ hoàn thành công trình.
Trước đó, để đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng giao thông, bộ trưởng Đinh La Thăng đã trảm hàng loạt tướng để quy rõ trách nhiệm cá nhân cũng như ép tiến độ hoàn thành công trình.

 

Vụ “trảm tướng” đầu tiên  được nhiều người chú ý nhất phải kể đến, đó là vụ thay tổng chỉ huy công trình   tại sân bay Đà Nẵng. Ngày 4/10, sau khi thị sát thực trạng xây dựng công trình nhà ga hành khách sân bay quốc   tế Đà Nẵng, Bộ trưởng Thăng đã thay ngay tổng chỉ huy công trình.
Vụ “trảm tướng” đầu tiên được nhiều người chú ý nhất phải kể đến, đó là vụ thay tổng chỉ huy công trình tại sân bay Đà Nẵng. Ngày 4/10, sau khi thị sát thực trạng xây dựng công trình nhà ga hành khách sân bay quốc tế Đà Nẵng, Bộ trưởng Thăng đã thay ngay tổng chỉ huy công trình.

 

 Ngày 3/10, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng và Đoàn công tác đi kiểm tra tiến độ thi công toàn tuyến trong   Dự án đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.  Tại đây, Bộ trưởng nhận thấy tiến độ thi công dự án này đã   chậm gần 1 năm. Bộ trưởng đã yêu cầu các nhà thầu, đơn vị thi công cần tập trung mọi nguồn nhân lực, máy   móc thiết bị, tranh thủ thời tiết thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục chính theo đúng kế hoạch   đã cam kết. Nếu không đảm bảo những tiêu chí như ban đầu, Bộ trưởng yêu cầu chủ đầu tư thay nhà thầu   khác. Ngay sau khi nhận được yêu cầu của Bộ trưởng Đinh La Thăng, Ban quản lý dự án 2 (PMU2) đã thay 5   nhà thầu không đảm bảo tiến độ.
Ngày 3/10, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng và Đoàn công tác đi kiểm tra tiến độ thi công toàn tuyến trong Dự án đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Tại đây, Bộ trưởng nhận thấy tiến độ thi công dự án này đã chậm gần 1 năm. Bộ trưởng đã yêu cầu các nhà thầu, đơn vị thi công cần tập trung mọi nguồn nhân lực, máy móc thiết bị, tranh thủ thời tiết thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục chính theo đúng kế hoạch đã cam kết. Nếu không đảm bảo những tiêu chí như ban đầu, Bộ trưởng yêu cầu chủ đầu tư thay nhà thầu khác. Ngay sau khi nhận được yêu cầu của Bộ trưởng Đinh La Thăng, Ban quản lý dự án 2 (PMU2) đã thay 5 nhà thầu không đảm bảo tiến độ.

 

Theo đánh giá của Bộ Giao thông vận tải, được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ, bằng những giải pháp mang tính đột phá, nhiều công trình vốn chậm tiến độ đã tăng tốc và cán đích. Vào thời điểm đó, dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình cũng là công trình được khen ngợi.
Theo đánh giá của Bộ Giao thông vận tải, được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ, bằng những giải pháp mang tính đột phá, nhiều công trình vốn chậm tiến độ đã tăng tốc và cán đích. Vào thời điểm đó, dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình cũng là công trình được khen ngợi.

 

Liên quan đến sự cố hư hỏng mặt đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, Bộ GTVT Đinh La Thăng đã ký   văn bản tạm đình chỉ công tác đối với Giám đốc điều hành dự án này. Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, để xảy   ra tình trạng hư hỏng mặt đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương có trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức, cá   nhân liên quan trong quá trình quản lý, giám sát và thi công công trình.
Liên quan đến sự cố hư hỏng mặt đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, Bộ GTVT Đinh La Thăng đã ký văn bản tạm đình chỉ công tác đối với Giám đốc điều hành dự án này. Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, để xảy ra tình trạng hư hỏng mặt đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương có trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình quản lý, giám sát và thi công công trình.

 

Nhắc đến các biện pháp quyết liệt cải thiện của ngành giao thông phải kể đến  việc bộ trưởng Thăng từng   phát động phong trào nhân viên ngành GTVT đi xe buýt đã nêu trong văn bản số 6323/BGTVT-VT ngày   6/10/2011 để góp phần hạn chế xe cá nhân, nâng cao chất lượng và tăng cường vận tải công cộng được đa   số người dân ủng hộ vào thời điểm bấy giờ.
Nhắc đến các biện pháp quyết liệt cải thiện của ngành giao thông phải kể đến việc bộ trưởng Thăng từng phát động phong trào nhân viên ngành GTVT đi xe buýt đã nêu trong văn bản số 6323/BGTVT-VT ngày 6/10/2011 để góp phần hạn chế xe cá nhân, nâng cao chất lượng và tăng cường vận tải công cộng được đa số người dân ủng hộ vào thời điểm bấy giờ.

 

 Nhưng đến nay, sau hơn 1 năm thực hiện phong trào này gần như rơi vào quên lãng
Nhưng đến nay, sau hơn 1 năm thực hiện phong trào này gần như rơi vào quên lãng

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc