Cây đinh lăng hay còn được gọi là cây gỏi cá. Loại cây này được trồng phổ biến khắp các vùng miền tại Việt Nam, tác dụng chính của cây là để làm cảnh và làm thuốc chữa bệnh.
Hiện nay, có rất nhiều loại cây đinh lăng khác nhau như đinh lăng lá nhỏ, đinh lăng lá tròn,... Tất cả đều có mùi thơm, trong đó đinh lăng lá nhỏ được trồng và sử dụng nhiều nhất.
Theo quan niệm phong thủy, cây đinh lăng được có thể giúp ngăn chặn khí xấu xông vào nhà. Từ đó sẽ giúp trấn giữ nguồn năng lượng tốt, đồng thời để tài khí dễ tích tụ, không bị tiêu tài tán lộc. Loài cây này được coi như “thần giữ của” cho chủ nhà.
Về mặt thẩm mỹ, cây đinh lăng có hình dáng thân và lá rất đẹp, màu xanh dịu mát, hương thơm nhẹ nhàng nên nó còn có tác dụng làm đẹp cho không gian sống, tạo cảm giác sảng khoái cho gia chủ. Các chuyên gia cho rằng, khu vực trước sân, trước nhà là một trong những vị trí tốt nhất để trồng đinh lăng.
Tuy nhiên, theo quan niệm phong thủy, khi trồng cây đinh lăng trước nhà, tuyệt đối không để cây chắn ngay lối đi hay mặt tiền ngôi nhà vì đây là nơi thu hút vượng khí, tài lộc vào nhà, cần sự thông thoáng. Nên trồng chếch sang một bên là chuẩn nhất.
Ngoài ra bạn cũng không nên trồng cây dựa sát tường, hãy trồng cây ở các vị trí hướng nắng, vì đinh lăng vốn là loài cây rất ưa nắng.
Nếu gia chủ muốn để trong nhà, vị trí tốt nhất trồng đinh lăng là đặt cây ở ban công, hiên nhà, sân thượng... Những vị trí này vừa giúp làm đẹp ngôi nhà vừa giúp cây có điều kiện sinh trưởng tốt.
Nếu gia chủ đặt chậu đinh lăng trong phòng khách, bạn đừng quên để cạnh cửa sổ để cây nhận được nhiều ánh sáng nhất. Còn nếu muốn đặt cây đinh lăng trong phòng ngủ, nên chọn những cây nhỏ, đặt cạnh cửa sổ. Ngoài ra buổi tối trước khi đi ngủ, gia chủ nên đặt chậu cây ra ngoài hoặc mở cửa sổ vì ban đêm cây sẽ hấp thụ khí oxy, có thể khiến người trong phòng thấy ngột ngạt, mệt mỏi.