Đây là câu ca dao đã gây nhiều tranh cãi trong suốt thời gian qua và cho đến nay xem ra vẫn chưa vỡ lẽ được từ “lấy”. Trường văn trận bút thì cứ mãi “nhùng nhằng” với kẻ nói thế này, người cho là thế khác, xã hội luôn tồn tại hai luồng suy luận trái chiều nhau.
Một bên bao gồm những thường dân sử dụng văn chương bình dân nên tạm gọi chung “người bình dân”. Còn bên nhóm trí thức áp dụng văn chương bác học thì gọi bằng “giới học giả”. Cơ bản là, văn chương bình dân đóng vai trò then chốt trước khi có văn chương bác học.
Qua khảo sát, đông đảo người bình dân ở khu vực Nam Bộ đều “dị ứng” với từ lấy trong câu ca dao trên. Họ một mực cho rằng, lấy là động từ chủ thể làm cho mình có được, đơn cử như lấy vợ, lấy chồng. Điều đáng nói ở đây, từ lấy còn “cặp kè” quyện vào nhau thành cụm từ tổ hợp yêu lấy thầy “rõ nghĩa” đến thế cơ mà. Và trong thực tiễn đời sống thì việc thầy trò lấy nhau trở thành vợ chồng không phải là không có. Bởi vậy mới xảy ra chuyện khôi hài, một bà cụ đã la rầy con cháu: “Thằng Hai đâu, mày coi sắp nhỏ học hành thế nào mà cứ ngồi nói bậy nói bạ… yêu lấy thầy, lấy bà gì kìa!”.
Cũng với câu ca dao này nhưng giới học giả phân tích uyên bác, có chiều sâu hơn. Họ lý giải, trong cấu trúc yêu lấy thầy thì từ lấy là phó động từ chỉ định hướng, hoặc động từ thuộc loại đặc biệt làm phần phụ thêm nghĩa cho động từ đứng trước và danh từ thầy cũng không phải đối tượng của động từ lấy. Do đó không thể “suy diễn” lấy thầy với lấy vợ, lấy chồng được, mà chỉ có ngoại động từ lấy mới bị nhầm lẫn mà thôi. Cho nên ngữ nghĩa của câu ca dao “… yêu lấy thầy” là đúng.
Người bình dân mấy ai biết “phó động từ” với “ngoại động từ” là cái chi chi. Chỉ thấy mỗi khi nghe nói đến“… yêu lấy thầy” thì ngượng nghịu lắm. Một phần cũng do họ ít có điểu kiện để tìm tòi tham khảo tài liệu như giới học giả vẫn thường làm.
Tìm hiểu thêm cảm nhận của thành phần đặc biệt trong xã hội về hai câu ca dao đang gây tranh cãi, bằng nhiều phương tiện tôi đã trao đổi với một số giáo viên ở các cấp học, hầu hết đều cho biết “Thấy nó kỳ kỳ sao ấy, nghe chẳng được thanh”. Thậm chí có người còn “mông lung” không biết từ sang ở câu đầu là giàu sang hay sang / đi qua; cầu kiều hay phù kiều (vì có bản ghi Muốn sang thì bắc phù kiều); hoặc giả cầu kiều nó ra làm sao, nhiều giáo viên cũng không… mường tượng chắc chắn được.
Ảnh minh họa. |
Nói thêm về sự xuất hiện phù kiều là bởi, đặc tính của loại hình thơ ca bình dân – tức ca dao, thường khuyết danh. Lại phổ biến theo hình thức truyền khẩu trong dân gian, trải qua bao đời thì tất nhiên không sao tránh khỏi những phiên bản, dị bản, dị ngôn, dị nghĩa. Riêng với hai câu ca dao đang đề cập, có phiên bản rõ nghĩa hơn mà nhiều người thích:
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn yêu cô chị phải chiều cậu em.
Tóm lại, ca dao là một bộ phận quan trọng của nền Văn học dân gian Việt Nam. Là tài sản tinh thần quý giá của cha ông lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng ngôn ngữ văn chương bình dân nên có lẽ người bình dân cảm nhận xác thực hơn. Trong kho tàng ca dao Việt Nam có đủ mọi thể loại, nhưng một số câu, bài chỉ dùng để hát ru hoặc nói chơi ngoài đời chứ ngữ nghĩa “không thanh” nên không thể đưa vào giảng dạy trong học đường được. Câu ca dao “…yêu lấy thầy” cũng chưa rõ nghĩa lắm, thành thử từ trước đến nay vẫn luôn gây nhầm lẫn cho nhiều người. Vậy, có nên “biên tập”:
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy.
Tất nhiên, đây chỉ là ý kiến sửa đổi theo quan điểm cá nhân. Nhưng dù sao thì từ kính nghe cũng “thanh” hơn và thiết thực nữa là thích hợp với tinh thần Tôn sư trọng đạo.
Bé gái bị mẹ đẻ nhúng tay vào nước sôi, rắc muối vào vết thương Khắp người cô bé là những vết sẹo, đôi bàn tay phồng rộp vì bị nhúng vào nước sôi, kinh khủng hơn người mẹ này còn nhẫn tâm rắc muối vào những vết thương đang phồng rộp này. |
Phát hiện thịt lợn nhiễm khuẩn gây tiêu chảy ở Hà Nội và TP HCM Qua kiểm tra, tại Hà Nội đã phát hiện 5/35 mẫu thịt nhiễm khuẩn gây tiêu chảy Salmonella. |
Cái kết của gái 30 nhắm mắt đưa chân lấy chồng Tôi đồng ý lấy anh dù tình cảm chỉ là từ một phía. Tôi nhắm mắt đưa chân phó mặc cho số phận mình khi bước chân về nhà chồng. |