Ca sĩ Ngọc Anh:Không phải cứ mở mồm ra là thanh nhạc

06:22, Thứ bảy 18/08/2012

( PHUNUTODAY ) - Nói về các gameshow, Ngọc Anh cho biết, không phải cứ liên quan đến hát là phải luyện thanh, khi nào cũng hát, mở mồm ra là hát kiểu thanh nhạc, kiểu bác học đượchellip;. Mỗi một gameshow có một tiêu chí riêng!

Vòng đối đầu của The Voi sắp diễn ra, ca sĩ Ngọc Anh khẳng định phiên bản đối đầu quốc tế không phải là những màn đấu đá, hạ bệ, tranh giành nhau của các thí sinh trên sân khấu. Đó là sự tinh túy, khéo léo xử lý của hai thí sinh song ca cùng nhau.

Bên cạnh đó, nói về các gameshow, Ngọc Anh cho biết, không phải cứ liên quan đến hát là phải luyện thanh, khi nào cũng hát, mở mồm ra là hát kiểu thanh nhạc, kiểu bác học được…. Mỗi một gameshow có một tiêu chí riêng!

PV: - Trong một tiết mục song ca, hai ca sĩ thể hiện cần phải có những yếu tố cơ bản nào để đem đến sự thành công cho ca khúc?

Ngọc Anh: - Khi hát song ca, điều cần nhất là hai người hát cùng với nhau phải hợp nhau về chất giọng. Tiếp theo, là chọn bài hát hợp với giọng của hai người.

Chẳng hạn, khi ca sĩ nam và ca sĩ nữ kết hợp hát với nhau thì chất giọng của họ phải hợp nhau, chứ không thể khi hát giọng nam đánh giọng nữ và ngược lại. Có thể, hai giọng nam, nữ đều không hay nhưng khi kết hợp với nhau lại thành hay vì nó hợp nhau.

Ngoài ra, khi hát cùng nhau, hai người phải biết cách tập luyện làm sao cho ăn ý kết hợp với nhau. Chứ hát cùng với nhau mà người này muốn đè người kia, người kia lại muốn đè người này thì trong hát song ca là không nên.

Hoặc muốn chứng tỏ đẳng cấp gì, khoe giọng, trưng trổ,… tất cả những điều này đều không tốt khi hát song ca. Thậm chí, nếu cần thiết phải khoe một đoạn nào đấy thì cần phải thể hiện rất nhanh.

Ngọc Anh:
Ngọc Anh: "Tôi không bênh The Voice, nhưng bạn hãy lên các trang mạng xã hội tìm và xem lại các phần thi của vòng đối đầu phiên bản quốc tế xem, không hề có chuyện đấu đá, đánh nhau hay tranh giành nhau gì hết…"

PV: - Như vậy, khi hát song ca, muốn chiếm đất diễn để thể hiện bản thân là rất khó?

Ngọc Anh: - Khi song ca, cái hay chính là sự kết hợp, đã kết hợp là phải ăn ý, nâng nhau lên chứ hoàn toàn không có sự thể hiện bản thân hay trưng trổ gì ở đây cả.

PV: - Vòng thi đối đầu của The Voice sắp diễn ra, hai thí sinh sẽ song ca với nhau và trực tiếp hạ bệ nhau trên sân khấu. Chị có đồng tình với cách thức thi “đối đầu” của The Voice hay không?

Ngọc Anh: - Theo format nước ngoài, cái tên “đối đầu” là để tạo sự gay cấn, hấp dẫn, hứng thú cho người xem còn thực ra, hai thí sinh cùng đứng trên sấn khấu, hát song ca với nhau và giám khảo sẽ đánh giá họ ở nhiều yếu tố: chẳng hạn sự uyển chuyển của thí sinh khi xử lý ca khúc cùng bạn thi, đồng thời cũng phải tôn được giọng hát của mình và nâng được giọng hát của bạn thi cùng mình.

Hoàn toàn không phải “đối đầu” có nghĩa là giành giật nhau, đấu đá nhau ngay trên sân khấu. Phần thi này cũng được luyện tập trước cả rồi!

PV: - Khác với quan điểm của chị, ca sĩ Đức Tuấn lại cho rằng cả phiên bản nước ngoài và Việt Nam đều để hai thí sinh hát với nhau và chỉ chăm chăm để hạ nhau, đấu đá nhau?

Ngọc Anh: - Theo tôi, bất kể một ai đó, muốn nói đến vấn đề gì thì hãy xem và theo dõi đã, đừng có mù mờ, hiểu theo cảm nhận của cá nhân mình. Mình có xem, có theo dõi, có hiểu một cách tường tận đâu mà sao lại phát biểu thế?

Tôi không bênh The Voice, nhưng bạn hãy lên các trang mạng xã hội tìm và xem lại các phần thi của vòng đối đầu phiên bản quốc tế xem, không hề có chuyện đấu đá, đánh nhau hay tranh giành nhau gì hết…

Vòng đối đầu, chưa hẳn người hát hay nhất đã được chọn mà chính người biết cách xử lý và vẫn biết thể hiện mình, đồng thời vẫn nâng được bạn diễn của mình lên. Người được chọn, là người cho khán giả thấy được sự khéo léo và tinh tế chứ không phải anh nào hát hay, anh nào hát to sẽ được chọn ở vòng đối đầu này.

PV: - Bản thân chị có thích xem The Voice phiên bản Việt hay không?

Ngọc Anh: - Tôi thích chứ!

PV: - Chị thấy The Voice hấp dẫn ở những điểm nào?

Ngọc Anh: - Tôi thấy chương trình này nâng cao giọng hát và nó là mô hình đào tạo ngôi sao theo kiểu mới.

Nghĩa là: bạn xinh hay đẹp, hay bạn là người như thế nào thì bạn vẫn có quyền thể hiện tài năng và tài năng vẫn cứ được đặt lên hàng đầu.

PV: - Ở vòng thi giấu mặt, chị có thấy thú vị với cách thể hiện của 4 vị giám khảo hay không?

Ngọc Anh: - Tôi thấy thú vị mà! Bạn thấy đấy, mọi diễn đàn, các trang báo đều nói về The Voice mà, đấy chính là sức hút của nó.

" Bản thân tôi thì, ca sĩ là phải học, sự nghiệp còn dài hơi, học như một thứ vũ khí được mài nhọn, còn sử dụng như thế nào là theo cách của mình."

PV: - Vừa qua, diva Thanh Lam e ngại: “Không biết Hồ Ngọc Hà, Đàm Vĩnh Hưng sẽ lấy gì để dạy thí sinh!” Theo chị, Thanh Lam nhận xét như vậy có đúng không?

Ngọc Anh: - Theo tôi, mỗi cuộc thi đều đặt ra một tiêu chí riêng, chẳng hạn như Sao Mai khác, Sao mai Điểm hẹn khác,… mỗi cái mỗi kiểu. Vì vậy, là người trong cuộc nên sáng suốt chứ không nên đánh đồng, liên quan đến thi hát là phải luyện thanh, khi nào cũng hát, mở mồm ra là hát kiểu thanh nhạc, kiểu bác học được.

Bản thân The Voice, mọi người đang xem nặng chứ “voice” nghĩa là giọng hát. Tuy nhiên, tôi thấy chương trình đang tìm nhiều nhân tố, quen mặt có, lạ mặt có,… The Voice đang đi tìm những viên ngọc thô, chưa được mài dũa.

Sau đó, họ sẽ dùng công nghệ, trong đó có công nghệ giải trí, sự nghiệp học hành… Nếu dành chiến thắng, ngoài phần thưởng có giá trị về vật chất ra, họ còn được hưởng những chế độ đào tạo đặc biệt về âm nhạc… Như vậy thì những viên ngọc thô sẽ được mài dũa dần dần chứ không thể đòi hỏi họ về thanh nhạc ngay từ đầu được.

Nói về 4 vị HLV, tại sao lại gọi họ là HLV mà không gọi là giảng viên? Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau.

HLV có nhiệm vụ huấn luyện, tìm ra các phương pháp để đào tạo các thí sinh thành những ngôi sao ca nhạc mang tính chất thị trường. Còn vấn đề thanh nhạc đã có cả một ekip bổ trợ rồi.

Chính vì vậy, tôi nghĩ, đào tạo thí sinh của The Voice là công sức của cả một tập thể chứ không riêng gì của cá nhân nào cả.

Cách chị Lam phát biểu trên báo, theo tôi chị Lam đã nhìn ở góc độ chưa hoàn chỉnh, chưa đầy đủ.

PV: - Như vậy, giảng dạy như chị Lam nói là cả một quá trình dài, còn ở The Voice chỉ là tìm cách khắc phục những khuyết điểm và đào tạo thêm nhiều yếu tố khác?

Ngọc Anh: - Cách nói của bạn cũng đúng!

Giảng dạy, ngoài chuyện trường lớp đàng hoàng ra, con người ta còn phải học ở cả trường đời nữa. Tức là, khi làm ca sĩ, rời sân khấu ca sĩ cần phải học hỏi thêm nhiều thứ nữa, học hỏi hàng ngày.

Có nhiều ca sĩ học bao nhiêu năm nhưng không thể thành ca sĩ nổi tiếng được, điều này cũng đã được chứng minh. Không phải cứ mở mồm ra hát kiểu trường lớp là khán giả sẽ thích.

Bản thân tôi thì, ca sĩ là phải học, sự nghiệp còn dài hơi, học như một thứ vũ khí được mài nhọn, còn sử dụng như thế nào là theo cách của mình.

PV: - Nhưng, đôi khi, những con người có tài năng thực thụ vẫn bị lép vế bởi âm nhạc hiện nay, kỹ xảo nhiều hơn kỹ thuật?

Ngọc Anh: - Âm nhạc thời điểm này, bạn phải hiểu đơn thuần rằng không phải ca sĩ là đứng lên, là hát nữa, khán giả họ cần nhiều hơn như thế.

Thời ca sĩ cứ đứng lên hát, được vỗ tay đã qua lâu rồi. Bây giờ khán giả có rất nhiều sự lựa chọn, không nghe nhạc Việt thì nghe nhạc Tây, không xem liveshow Việt thì mua vé máy bay ra nước ngoài xem liveshow của Tây….

"Thời buổi này, khi ta đã có nội lực: có giọng hát, có kỹ thuật… ta cũng có quyền cho công nghệ vào để ta được nổi bật hơn."

Chính vì vậy, người ca sĩ muốn phát triển bền vững với nghề, cần phải theo xu hướng, xu thế,… Chẳng hạn, ngày nào bạn cũng mặc một bộ đồ thì những người xung quanh bạn sẽ rất chán bạn, thậm chí còn kỳ thị bạn…

Nghệ thuật cũng vậy, nó có tính thời thượng, nó được ví như một món ăn tinh thần nên không thể ngày nào cũng ăn đi ăn lại một món. Cần phải thay đổi khẩu vị thì mới dễ hợp và dễ ăn…

Với các nghệ sĩ nổi tiếng, không thể suy nghĩ và hành động theo lối ta mãi mãi là ta. Nghệ sĩ là phải cực đoan một tí, nhưng không phải cực đoan tới mức độ cổ hủ và không văn minh. Tôi nghĩ rằng, ta phải theo xu thế chứ!

PV: - Cụ thể vào bản thân chị, chị là ca sĩ đi lên bằng nội lực, có tố chất nhưng tên chị không nổi đình nổi đám bằng những ca sĩ lắm chiêu nhiều trò. Chị có thấy thiệt thòi hay không?

Ngọc Anh: - Chả có gì mà bất công đâu bạn, cuộc sống này rất công bằng, mình làm cái gì thì mình sẽ được hưởng cái đó. Chẳng hạn, khi bạn có tài năng, bạn hát hay, bạn có kiến thức, đi lên bằng nội lực… chắc chắn khán giả sẽ ghi nhận và yêu quý bạn.

Có thể một quãng thời gian ngắn bạn hơi mờ nhạt nhưng bạn vẫn mãi trong lòng khán giả, điều này không quan trọng, mà quan trọng nhất là bạn phải yêu nghề, không được phụ nghề, luôn luôn cố gắng, tâm huyết với nghệ thuật…

Bản thân tôi, tôi không bao giờ tin vào những chuyện nói nhiều hơn làm.

PV: - Nghĩa là chị không tin chiêu trò có thể thắng được nội lực?

Ngọc Anh: - Thời buổi này, khi ta đã có nội lực: có giọng hát, có kỹ thuật… ta cũng có quyền cho công nghệ vào để ta được nổi bật hơn. Đấy là quyền và cách lựa chọn của mỗi nghệ sĩ.

PV: - Chị đã dùng đến công nghệ chưa?

Ngọc Anh: - Mấy năm trước, tôi không thích chiêu trò này, chiêu trò kia nhưng mấy năm trở lại đây, tôi nghĩ bản thân nghệ sĩ hát rất là tốt mà có cách để khán giả luôn lưu lại hình ảnh trong lòng họ và mình biết cách làm mình tỏa sáng hơn thì vẫn tốt hơn và mình không bị thiệt thòi!

Cám ơn chị về cuộc trò chuyện!

Từ đạp đổ cổng trường tới giáo dục giành giật trên VTV
  • Phương Trịnh (thực hiện)

[links()]

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc