Sân vườn ở nông thôn tương đối rộng, vì vậy nhiều người thích trồng một số cây trong sân giúp có thể thưởng thức hoa quả cũng như tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ trong mùa hè. Nhưng khi trồng cây trong vườn nhà cũng có những lưu ý nhất định. Theo kinh nghiệm của người xưa: “Có ba bóng râm vào nhà, con cháu trong nhà không yên.” Vậy theo ông cha ta, ba loại cây nào không được trồng trong vườn nhà?
1. Cây dâu tằm
Cây dâu tằm là một loài cây gỗ từ nhỏ đến nhỡ, lớn nhanh, có thể cao tới 15–20 m. Thân cành nhiều nhựa không gai, trên thân cành có nhiều mầm, mầm đỉnh, mầm nách, khi cắt tỉa mầm có khả năng cho bật mầm. Lá hàng năm rụng vào mùa đông. Quả của cây dâu tằm có vị nhạt, không đậm đà như hương vị của rất nhiều loại dâu khác như dâu đỏ và dâu đen. Quả của nó có màu từ trắng đến hồng đối với một số loại cây được trồng trọt, nhưng màu quả tự nhiên của loài này khi mọc hoang là màu tía sẫm.
Cây dâu tằm là loại cây ăn quả, có thể cho ra những trái dâu thơm ngon, nhưng không thích hợp trồng trong sân nhỏ. Từ xưa việc trồng cây dâu trong nhà là một điều tối kỵ. Trong tiếng Hán, dâu tằm đồng âm với từ “tang” cho nên loại cây này là biểu tượng của sự tang thương.
Cây dâu tằm mang âm khí nặng, trồng trước nhà lâu ngày sẽ khiến âm khí ảnh hưởng đến cả ngôi nhà. Những người sống trong những ngôi nhà kiểu này lâu ngày thường gầy yếu và hay ốm vặt.
2. Cây liễu
Từ xưa, hình ảnh cây liễu rủ đã đi vào thơ ca, hội họa như một biểu tượng của cái đẹp. Bên cạnh đó, các thi sĩ thường yêu cảnh thiên nhiên tĩnh lặng, thích thú vui nhàn nhã chốn yên bình, ghét chốn chật chội, đua chen. Họ thường tìm về với thiên nhiên như một tri kỉ để san sẻ nỗi niềm trước cảnh đời rối ren, và tìm lấy một chữ "nhàn" trong tâm hồn.
Cây liễu xanh tươi, dễ trồng, dễ sống thường được trồng ở nơi công cộng. Tuy nhiên, không nên trồng cây liễu trước cửa nhà, cành liễu rủ xuống ngầm ám chỉ gia đình thiếu sức sống, khó vươn lên để đạt được sự thịnh vượng và giàu có.
Trong vườn đặc biệt kiêng kị trồng cây liễu. Trồng loại cây này có thể dẫn đến những xui xẻo, hao tài tốn của cho chủ nhân, vì từ “ liễu” nghe âm gần giống với từ “ lưu”, tức là chảy đi, đổ đi mất. Vậy nên trồng cây liễu có thể sẽ khiến cho tài sản trong nhà chảy đổ hết xuống sông xuống biển.
Ngoài ra còn có một cách nói khác, đó là rất lâu trước đây mọi người cho rằng cây liễu thuộc về phần âm, có thể dẫn dụ âm khí đến nhà, hơn nữa cây liễu còn không kết hạt khiến người ta liên tưởng đến phần con cái. Vậy nên trồng cây liễu rất là không may mắn và không thích hợp trồng ở trong vườn nhà.
3. Cây bách
Cây bách được trồng nhiều làm cảnh sân vườn tạo lối đi ,trồng làm cảnh khuôn viên đô thị tạo cảnh tạo cảnh quan. Trong dân gian, cây bách là loại thuốc quý. Lá cây bách có vị đắng tính hơi lạnh có tác dụng cầm máu mát huyết nên được dùng chủ yếu để chữa các chứng bệnh về huyết như: thổ huyết, băng huyết, đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu, đi lị ra máu và lá cây bách trị được bệnh tiêu chảy cho trẻ em.
Gỗ cây bách xanh có thớ thẳng, khá mịn, khi khô ít nứt nẻ và không bị biến dạng, không bị mối mọt và mục, dễ gia công nên được dùng để xây dựng nhà cửa, đóng đồ gỗ cao cấp, tiện đồ mỹ nghệ và làm đồ dùng văn phòng. Do gỗ có mùi thơm dịu nên còn được dùng làm bột hương. Ngoài ra cây có dáng đẹp, có thể trồng làm cảnh trong vườn nhà.
Tuy nhiên cây bách lại là một loại cây khiến người ta liên tưởng tới phần âm, tới sự mất mát vì cây bách thường được trồng trên phần mộ của người đã mất. Chính vì vậy, nhiều người lo sợ, cây bách mang tới điều không tốt lành cho người đang còn sống