Cách bày mâm cúng lễ hóa vàng sau Tết đúng chuẩn nhất

08:47, Chủ nhật 31/12/2017

( PHUNUTODAY ) - Mâm cỗ cúng hóa vàng được coi là một phần nghi lễ rất quan trọng trong phong tục tập quán của người Việt Nam và dưới đây là cách bày mâm cúng lễ hóa vàng sau Tết đúng chuẩn nhất.

mam-cung

Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, trong những ngày đầu tiên của năm mới gia đình nào cũng làm cơm cúng mời ông bà, tổ tiên về dự Tết với con cháu. Đêm 30 là thời điểm các nhà mời ông bà tổ tiên về, đến mùng 3 hoặc khai hạ mùng 7 Tết người ta sẽ cáo lễ đưa tổ tiên về cõi vĩnh hằng.

Lễ vật dâng cúng trong lễ tạ năm mới bao gồm:

Trong mâm cơm hóa vàng, con gà cúng phải to, tròn, chắc nịch, có đôi chân đẹp và được bày biện cẩn thận. Mâm cơm cúng cũng phải đủ món luộc, xào, canh, miến, cùng với bình rượu, li nước, lọ hoa, trầu cau, bánh kẹo và mâm ngũ quả (vẫn đầy đủ như mâm cỗ ngày Tết) để tiễn chân ông bà. Tiền âm, vàng mã cũng phải được chuẩn bị chu đáo để ông bà có hành trang, lộ phí để lên đường.

Lễ vật dâng cúng trong lễ tạ năm mới (lễ hóa vàng) gồm: Nhang, hoa, ngũ quả, trầu cau, rượu, đèn nến, bánh kẹo, mâm lễ mặn hoặc chay cùng các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết.

Mâm cỗ hóa vàng tùy nhà mà làm cỗ chay, hoặc cỗ mặn nhưng bày biện đầy đặn, trang nghiêm và sạch sẽ.

Cách bày mâm cúng hóa vàng ngày mùng 3 Tết Nguyên đán đúng chuẩn

Theo nhiều chuyên gia đặc biệt là theo GS Sử học nổi tiếng Lê Văn Lan, mùng 3 vẫn là ngày Tết thầy, chúng ta nên để tổ tiên tiếp tục ở lại ăn Tết với con cháu. Tới ngày mùng 4 và mùng 5 mới là ngày tiễn các cụ về cõi vĩnh hằng.

Tục hoá vàng của người Việt Nam ta dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hoá vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới bên kia sống gần với dương gian.

Tục này nhằm cung cấp cho người đã khuất tiền, quần áo (giấy), gậy đi đường (cây mía). Các cụ về trời chỉ cần ít quần áo, vật dụng đi đường cùng 5-10 nghìn đồng.

Theo nhiều chuyên gia văn hóa phương Đông, việc chọn ngày làm lễ Tạ năm mới lễ hóa vàng tùy thuộc vào mỗi gia đình, chủ yếu từ mùng 3 đến khoảng mùng 10 Tết Nguyên đán.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Vịnh – Phó Viện trưởng Viện Công nghệ giáo dục cũng đồng tình với quan điểm này và chia sẻ: “Có những gia đình con cái tập trung đông đủ vào mùng 2 thì họ làm lễ hóa vàng, nhưng cũng có gia đình bận rộn mà tới mùng 5 mới hóa vàng được. Do vậy, không bắt buộc phải làm lễ hóa vàng vào một ngưỡng cụ thể nào. Trong khoảng từ mùng 3 tới mùng 10 Tết gia chủ có thể làm lễ hóa vàng”.

Điều quan trọng nhất là phải có lễ tạ gia tiên, gia thần và chư vị thánh thần, phật. Theo quan niệm dân gian, có lễ tạ thì tấm lòng của chủ nhà mới được người âm chứng giám

Chính vì ngày hóa vàng vô cùng quan trọng với người Việt cho nên mâm cơm cúng hóa vàng cũng rất đầy đủ như mâm cỗ chính của ngày Tết.

Một số chú ý khi hóa vàng ngày mùng 3 tết 

Sau khi lễ, việc hóa vàng cũng phải làm riêng. Nhiều người lầm tưởng khi cúng hóa vàng là hạ lễ vật cúng dường ngày Tết, rồi thay mới hết. Như thế chưa hẳn là đúng, mà theo dân gian là phải để nguyên vật phẩm Tết trên ban thờ mới gọi là lễ hóa vàng.

Phần tiền vàng của gia thần phải hóa trước của tổ tiên để tránh nhầm lẫn. Tực xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài ba cây mía dài để làm “đòn gánh” cho các linh hồn mang hàng hóa theo.

Khi hóa vàng trong ngày mùng 3 tết, chúng ta cũng cần lưu ý một số điểm sau:

– Sau khi đã hóa vàng xong thì người ta vẩy mấy giọt rượu cúng lên tro vàng mã vì cho rằng như vậy mới thiêng, các cụ mới nhận được vàng mã ở cõi âm. Hai cây mía dựng trong nhà từ đêm giao thừa sẽ được đem ra hơ trên đống tàn vàng mã.

– Hai cây mía được coi là đòn gánh vàng về cõi âm và cũng là vũ khí chống quỷ sứ muốn cướp vàng trên đường đi. Sau đó con cháu tề tựu ăn bữa cơm cỗ hóa vàng mùng 3 tết, đánh dấu việc "giã" Tết.- Việc hoá vàng được thực hiện ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ.

– Mỗi lễ vàng tiền đều được hóa riêng từ các bậc cao xuống theo thứ tự gia thần trước, gia tiên sau.

– Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới.

* Một số người cho rằng, khi gần hết 1 tuần hương là ta có thể bắt đầu hóa vàng tiền mã. Khi ấy, mỗi lễ vàng tiền đều được hóa riêng từ các bậc cao xuống theo thứ tự gia thần trước, gia tiên sau. Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: “Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới. Rồi lần lượt hóa hết chỗ vàng mã đã bày mấy ngày Tết”.

Cuối cùng lễ 3 vái, xin gia tiên phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, bình an rồi xin phép hạ lễ cho con cháu thụ lộc, và chia vật phẩm (chia lộc) cho con cháu.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link