Ở Mỹ, nếu cuối năm trẻ học lớp một tuyên bố thích đi học, đó chính là thành công của giáo viên trong cả năm.
Các bậc phụ huynh Trung Quốc sẵn sàng chi tiền để con em được bổ sung cấp tốc những kỹ năng "siêu phàm". Điều đó được thể hiện bởi hàng trăm ông bố bà mẹ đầy tham vọng của Trung Quốc đăng ký cho con tham gia khóa học “Đọc sách trong 20 giây” với chi phí 100.000 nhân dận tệ (15.000 USD) học phí. |
Theo lời quảng cáo, con cái của họ sẽ được luyện khả năng đọc sách chỉ trong 20 giây và nhận dạng các lá bài bằng cảm giác. Những em tài năng nhất còn có thể biết ngay câu trả lời trong đầu khi đọc đề kiểm tra. Tuy nhiên, 10 ngày sau đó, những "khả năng siêu phàm" của các em vẫn chẳng thấy đâu. "Tôi thấy con tôi không học được điều gì cả, trừ sự lừa đảo", một phụ huynh bức xúc. |
Mới đây nhất, để “giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo” một số trường mầm non Trung Quốc đã chiếu phim chiến tranh chống Nhật cho trẻ em xem. |
Thậm chí, một số trường mẫu giáo ở Chiết Giang và Hà Nam Trung Quốc đã tổ chức những trò chơi thể thao gắn với tên gọi “bảo vệ đảo Điếu Ngư”. |
Những cô bé, cậu bé lứa tuổi mẫu giáo còn ngây thơ đã bị người lớn khoác lên người trang phục nhà binh, vác theo khẩu súng AK bằng nhựa to như thật. |
Trong sự cổ súy, tung hô của người lớn |
Những đứa trẻ này được coi như những "anh hùng" bảo vệ chủ quyền đảo Điếu Ngư |
Trong lĩnh vực thể thao cũng vậy. Những hình ảnh khổ luyện của các VĐV ‘nhí’ tại Trung tâm thể dục Nam Ninh thuộc thành phố Nam Ninh, Trung Quốc, là một trong những minh chứng lí giải thành tích đáng kinh ngạc của đất nước đông dân số 1 thế giới này trong các kỳ Olympic gần đây. |
Hình ảnh một bé gái đau đớn khi HLV thể dục huấn luyện cho cô bé bằng biện pháp hà khắc |
Bị cả hai HLV ngồi lên chân, em chỉ biết kêu gào trong đau đớn... |
Học tập, rèn luyện trong đau đớn và nước mắt |
Còn rất nhỏ, các em đã phải chịu cảnh sống thiếu tình cảm gia đình trong những trại tập trung thế này... |
Ở Trung Quốc, cặp sách của học sinh nặng trịch những tri thức, còn ở Mỹ đi học như đi chơi. Trong lớp học sinh Mỹ tự do tùy ý thảo luận, có thể cười ầm ĩ; giáo viên và học sinh thường xuyên cùng ngồi bệt trên mặt đất không phân biệt lớn bé; lại không có sách giáo khoa thống nhất. |
Trẻ em Mỹ "không cần" trường. “Không cần" ở đây có nghĩa là trẻ em Mỹ có thể học ở nhà, theo chế độ homeschooling (học tại gia). Chế độ "Học tại nhà" (Home schooling) cho phép cha mẹ tự giáo dục con cái thay vì cho chúng đến trường mà không yêu cầu phải có chứng chỉ gì đặc biệt. |
Nhiều gia đình không hề sử dụng các tài liệu hướng dẫn hay chương trình giảng dạy chính thức, mà căn cứ vào thiên hướng và phong cách cá nhân của trẻ em để áp dụng các phương pháp và nội dung cụ thể. Ngay cả trong trường hợp có sử dụng các tài liệu hướng dẫn, thời gian học tập hàng ngày cũng không kéo dài quá vài tiếng đồng hồ, thời gian còn lại dùng để du lịch, biểu diễn, tham quan, đọc sách, tiến hành các dự án nghiên cứu hay tham gia hoạt động từ thiện. |
Có thể thấy, người Mỹ coi trọng nền tảng làm người, quan niệm này đã được bồi đắp từ nhỏ. Cơ sở mà học sinh ở Mỹ cần tạo dựng là ý thức tự tin, thành thực, lương thiện, công bằng, bao dung và độc lập tự chủ để làm người, cũng có nghĩa là, ngay từ nhỏ, họ đã học được giá trị cơ bản của văn hóa Mỹ, chứ không phải là tri thức để phục vụ giá trị cơ bản này. |