Cách trồng bưởi trĩu quả trong thùng xốp

( PHUNUTODAY ) - Bưởi có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe ví dụ như điều chỉnh khí huyết, làm tan đờm, giải độc do uống rượu, trị các triệu chứng ăn không tiêu, chướng bụng, buồn nôn, ho nhiều đờm,.. Dưới đây Phụ nữ Today sẽ hướng dẫn cho bạn cách trồng bưởi trĩu quả trong thùng xốp nhé!

Các bước trồng bưởi trong thùng xốp sai trĩu quả

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao nion, bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng dưa hấu. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước. Dụng cụ trồng có kích thước từ 0,5 - 1m.

Đất trồng

Bưởi ưa phát triển ở các loại đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và có độ pH từ 5,5 - 6. Nơi đặt chậu cầy cần có ánh sáng và không được đọng nước bên dưới.

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Giống

1_200045

Hiện nay, trên thị trường có nhiều giống bưởi như bưởi da xanh, bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng, bưởi Năm Roi… Bạn có thể lựa chọn giống tùy thuộc vào sở thích.

Cây bưởi thường được trồng bằng hạt, chiết và ghép. Tuy nhiên, người ta thường ít chọn phương pháp trồng bằng hạt vì cây lâu cho trái và năng suất thấp hơn. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể mua sẵn giống ở các vựa bán cây giống gần nhà.

Tưới đủ nước và thoát nước tốt

Vì cây ăn trái trồng chậu bị giới hạn sự phát triển vì kích thước của chậu nên bạn phải tưới nước đảm bảo đủ ẩm, ngày phải tưới 2 lần sáng sớm và chiều mát. Tuy nhiên, vì cây trong chậu rất dễ bị ứ đọng do nước khó thoát ra ngoài. Cho nên, cần phải kê đáy chậu, tạo ra khoảng hở giúp cây có thể tiêu thoát nước tốt. Như vậy thì bộ rễ cây ăn trái sẽ có thể phát triển tốt.

Chế độ bón phân định kỳ và cách thức luân phiên phù hợp

Cây ăn trái bản chất cần rất nhiều dinh dưỡng để cây có sức cho nhiều lá nhiều cành mới, từ đó mà cây mới có sức ra trái.

Cho nên việc bón phân định kỳ là bón phân cho cây ăn trái cứ  2 lần/tháng, một lần phân vô cơ và lần còn lại là phân hữu cơ tùy theo khuyến cáo nhà cung cấp. Bao gồm: DAP, NPK, Super Lân, KNO3, Ure, …; phân hữu cơ gồm phân bò hoai, phân trùn quế, phân Dynamic lifter, ….

Theo:  khoevadep.com.vn copy link
TIN MỚI CẬP NHẬT