Căn cước công dân đầu tiên của lịch sử Việt Nam có từ thời Vua nào?

23:03, Thứ ba 11/02/2025

( PHUNUTODAY ) - Khi ra đường, người dân bắt buộc phải mang theo tín bài. Nếu bị phát hiện không mang theo sẽ bị coi là người có tội và bị bắt sung lính.

"Căn cước công dân" đầu tiên của lịch sử Việt Nam do Vua nào ban hành?

Năm 1788, sau khi đánh tan quân Thanh, Quang Trung lên ngôi Hoàng đế. Ngay sau đó, ông đã cho quan lại ở các địa phương rà soát sổ điền hộ và kê khai đầy đủ số đinh, ruộng đang có.

Việc này nhằm quy định lại ngạch thuế. Không lâu sau, một tấm thẻ được triều đình ban hành, phát cho người dân. Nó dùng để quản lý nhân khẩu và được gọi là tín bài.

Vua Quang Trung. (Ảnh mình họa)

Vua Quang Trung. (Ảnh mình họa)

Tín bài của nhà Tây Sơn có khắc 4 chữ “Thiên Hạ Đại Tín” ở giữa, xung quanh ghi thông tin cá nhân người sở hữu như họ tên, quê quán, in cả dấu vân tay. Vì thế tín bài được đánh giá là giống với căn cước công dân, chứng minh nhân dân ngày nay.

Năm 1788, Quang Trung bắt đầu triển khai các chính sách ổn định kinh tế, xã hội và tín bài cũng lưu hành từ đó.

Khi ra đường, người dân bắt buộc phải mang theo tín bài. Nếu bị phát hiện không mang theo sẽ bị coi là người có tội và bị bắt sung lính.

Một tấm thẻ được triều đình ban hành, phát cho người dân. Tấm thẻ được coi là căn cước công dân đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

Một tấm thẻ được triều đình ban hành, phát cho người dân. Tấm thẻ được coi là căn cước công dân đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

Một số nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng vua Quang Trung cho ban hành tín bài là để thống kê dân số, phát hiện gián điệp hay những kẻ có ý đồ chống lại triều đình.

Thế nhưng, năm 1792, Quang Trung đột ngột qua đời, con trai ông là Quang Toản nối ngôi khi chỉ mới 10 tuổi. Quang Toản sau đó đã ra lệnh bãi bỏ các quy định về tín bài.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Dương Ngọc