Cậu bé 7 tuổi bị ung thư gan giai đoạn cuối, thủ phạm chính là chất độc trong bếp hầu hết gia đình Việt

10:12, Thứ ba 27/11/2018

( PHUNUTODAY ) - Khi bác sĩ thông báo con bị ung thư gan, người cha bật khóc. Anh không thể tin nổi cậu con trai bé nhỏ mới chỉ 7 tuổi của mình đã mắc ung thư gan và càng sốc hơn khi phát hiện nguyên nhân dẫn đến ung thư của đứa trẻ lại là một loại chất độc tồn tại trong bếp.

Khó có thể tin được một cậu bé 7 tuổi lại bị ung thư gan

Một người cha ôm đứa con trong lòng vội vã chạy vào bệnh viện, đứa trẻ đang đổ rất nhiều mồ hôi và cảm giác rất đau đớn. Người cha lo lắng hét lên: "Bác sĩ, nhanh cứu mạng con trai tôi với!".

15320619381377b94c67a64-15429641717971690911951

Qua tìm hiểu được biết, người đàn ông này là cha của Tiểu Nam. Trước khi xảy ra sự việc, Tiểu Nam, 7 tuổi, đang ở trong nhà xem ti vi, đột nhiên cậu bé bị đau bụng dữ dội, 2 tay ôm bụng lăn lộn trên sàn nhà. Bà nội nhìn thấy đứa cháu đang kêu la đau đớn, liền gọi điện cho bố Tiểu Nam về đưa cậu bé đến bệnh viện.

bee0b29b84a069cec696d0a83ddb78cfc1c036278556c25c6009999-15429641914411478709212

Bác sĩ lập tức chụp CT cho Tiểu Nam, kết quả kiểm tra cho thấy ở bộ phận gan của Tiểu Nam có một khối u. Tiếp theo, bác sĩ tiến hành xét nghiệm chức năng gan và chỉ số virus viêm gan, kết quả cho thấy các chỉ số đều bất thường. Cuối cùng, bác sĩ tiến hành sinh thiết, chẩn đoán Tiểu Nam bị ung thư gan giai đoạn cuối.

Khi bác sĩ thông báo với cha của Tiểu Nam về kết luận này, người cha bật khóc. Anh không thể tin nổi cậu con trai bé nhỏ mới chỉ 7 tuổi của mình đã mắc ung thư gan. Đứa trẻ không hút thuốc, không uống rượu, gia đình cũng không có tiền sử bệnh ung thư gan, vậy tại sao Tiểu Nam lại bị ung thư gan?

Nguyên nhân khiến cậu bé mới 7 tuổi đã bị ung thư là gì?

Bác sĩ đã tìm ra được nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư của cậu bé sau khi nói chuyện với bà nội Tiểu Nam. Hóa ra, từ khi sinh ra Tiểu Nam sống cùng bố mẹ trên thành phố, bình thường rất ít khi về nhà bà nội. Vì vậy, mỗi lần Tiểu Nam về bà chơi, bà vô cùng cưng chiều đứa cháu của mình, trong đó, bao gồm cả việc bà cất giữ đồ ăn để phần cho cháu.

0hac-1542964292217723462431

Trong những năm gần đây, bà nội Tiểu Nam đã cất giữ rất nhiều loại quả hạch. Bà cho rằng các loại quả hạch đắt, thời gian sử dụng lâu, vì vậy, bà lưu trữ để lúc nào về cháu cũng có thể ăn được. Tuy nhiên, không ai có thể nghĩ được rằng các loại quả hạch mà người bà đưa cho cháu ăn lại là thủ phạm dẫn đến ung thư gan. Bởi vì những loại quả hạch này thời gian lưu trữ quá lâu, rất nhiều hạt đã bị biến chất.

Aflatoxin là độc tố vi nấm sản sinh tự nhiên bởi một số loài aspergillus, là một loại nấm mốc, đáng chú ý nhất là aspergillus flavus và aspergillus parasiticus. Aflatoxin là độc tố và là tác nhân gây ung thư.

Những loại quả hạch như hạnh nhân, quả hồ trăn, óc chó, hạt điều, hạt mắc ca, lạc… khi lưu trữ lâu sẽ bị mốc và ở trạng thái mốc, chúng có chứa aflatoxin. 1mg aflatoxin có thể gây ung thư, một lần ăn trực tiếp 20mg aflatoxin có thể gây tử vong cho người lớn, độc tính của nó gấp 10 lần kali cyanide, gấp 68 lần asen. Sau khi aflatoxin xâm nhập vào cơ thể người, nó sẽ tạo ra các khối u ác tính như ung thư gan, ung thư dạ dày và ung thư đường ruột.

canhbaoloaichatdocgayungthucomattrongbepnaugiadinh5_wfdb

Nếu các hạt có màu hơi vàng hoặc thậm chí đen, có vị đắng, vỏ nhăn đổi màu và có dấu hiệu của nấm mốc, rất có thể đã bị nhiễm aflatoxin cần phải loại bỏ. Đặc biệt là lạc - thuộc loại hạt có dầu - rất phù hợp cho sự phát triển của nấm mốc aspergillus flavus và aspergillus parasiticus và sản sinh ra độc tố aflatoxin.

Nhiều loại quả hạch có màu sắc tươi sáng, vỏ bóng trông rất hấp dẫn. Nhưng những loại quả hạt này bình thường đều được xử lý bằng dầu paraffin, chứa các chất độc hại như kim loại nặng, sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và gây ra nguy cơ bị ung thư.

Làm thế nào để ngăn ngừa ngộ độc aflatoxin?

Bạn nên mua thực phẩm tươi, bảo quản ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thấp, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời. Ngoài ra, phải bảo đảm thực phẩm khô, bởi vì ở môi trường ẩm ướt rất dễ sản sinh nấm aspergillus flavus.

no-luc-cua-nganh-y-duoc-trong-cuoc-chien-chong-ung-thu1493192050

Đối với thực phẩm khô như lạc, đậu hay gạo bị mốc, nhiều người thường chủ quan chà sạch mốc, vo rửa kỹ hoặc đem phơi, sấy khô để dùng lại tuy nhiên các chuyên gia lại cảnh báo đây là thói quen vô cùng nguy hiểm.

Các biện pháp vo rửa, chà sát hay phơi sấy chỉ giúp làm sạch nấm mốc, nhưng một khi độc tố aflatoxin từ nấm mốc đã ngấm vào thực phẩm thì những cách làm này không giúp loại bỏ nguy cơ nhiễm độc. Do vậy, cách tốt nhất là hãy loại bỏ những thực phẩm có dấu hiệu mốc và không sử dụng những thực phẩm đã biến đổi màu.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc