Cậu bé mới 14 tuổi đã bị đột qụy, cảnh tỉnh các mẹ cho con thường xuyên sử dụng thứ này

( PHUNUTODAY ) - Nhồi máu não, mọi người thường gọi là “đột quỵ”, tỉ lệ phát bệnh ngày càng gia tăng trong những năm gần đây.

Tuần trước vào một đêm mưa, một người cha bế con trai vội vàng đến Khoa cấp cứu của Bệnh viện Nhân dân thành phố Đông Dương (Chiết Giang, Trung Quốc). Chân tay bên phải của cậu bé hoàn toàn yếu ớt, nôn ói, mất ý thức, gần như rơi vào trạng thái hôn mê. Sau khi kiểm tra, bác sĩ phán đoán cậu bé - Tiểu Vũ bị nhồi máu não cấp tính, và các mạch máu phía sau động mạch cảnh trong gần như bị chặn hoàn toàn.

Nhồi máu não, mọi người thường gọi là “đột quỵ”, tỉ lệ phát bệnh ngày càng gia tăng trong những năm gần đây, đây là căn bệnh phổ biến ở người trưởng thành và đặc biệt là người già, đối với những trường hợp này các bác sĩ chẩn đoán và điều trị tương đối thành thục. Tuy nhiên, căn bệnh tái phát trên cơ thể đứa trẻ hơn 10 tuổi, khiến các bác sĩ cảm thấy vô cùng áp lực.

cau-be-moi-14-tuoi-da-bi-dot-quy-canh-tinh-cho-hau-het-gioi-tre-thich-dung-thu-nay------t-qu----2_result-1562934940-126-width426height480

Là hẹp mạch máu não bẩm sinh hay là tắc mạch não bất thường? Cơ chế phát bệnh của đứa trẻ không rõ ràng và các bác sĩ cần phải chuẩn bị đầy đủ và tỉ mỉ trước khi phẫu thuật, mới có thể giảm thiểu thấp nhất rủi ro trong phẫu thuật.

May mắn thay, các bác sĩ trong quá trình phẫu thuật phát hiện, máu trong mạch máu não của Tiểu Vũ mặc dù rất nhớt, ở trạng thái gel rất khó lưu thông, nhưng không có bất thường nào trong mạch máu. Thông qua hút dịch máu đặc sệt và tiêm thuốc làm tan huyết khối, các mạch máu não bị tắc nghẽn cuối cùng cũng đã lưu thông.

Ngày hôm sau, Tiểu Vũ dần dần hồi phục ý thức. Trước mắt, cậu bé đang dần hồi phục khả năng ngôn ngữ, sức mạnh cơ bắp phía bên phải cơ thể đã bắt đầu cải thiện, có thể bước những bước chậm chãi nhờ sự hỗ trợ của người thân. Bác sĩ cho biết, Tiểu Vũ là bệnh nhân bị nhồi máu não trẻ tuổi nhất được đưa đến Bệnh viện nhân dân thành phố Đông Dương.

cau-be-moi-14-tuoi-da-bi-dot-quy-canh-tinh-cho-hau-het-gioi-tre-thich-dung-thu-nay------t-qu----3_result-1562934957-412-width480height480

Vậy tại sao Tiểu Vũ lại bị nhồi máu não nghiêm trọng như vậy?

Cha của Tiểu Vũ nói, vợ chồng anh đã ly dị, do tính chất công việc nên anh phải chuyển đến nhiều nơi để sinh sống, sau nhiều lần chuyển trường cho Tiểu Vũ, cậu bé có rất ít bạn bè. Kỳ nghỉ hè, người bố đi làm, chỉ có một mình Tiểu Vũ ở nhà, cậu bé ngoài việc nằm chơi điện thoại di dộng, thì không còn hoạt động nào khác.

Người cha còn đề cập đến một vấn đề, Tiểu Vũ cũng rất ít khi uống nước và khi ăn bánh bao, cậu cũng không thích uống nước canh. Vài ngày trước, Tiểu Vũ luôn nói bị đau đầu, nhưng người cha không để ý. Vào ngày phát bệnh, sau khi tan ca người cha trở bề nhà và nhìn thấy Tiểu Vũ ngã trên sàn nhà, toàn bộ tay chân phía bên phải không cử động được, lúc này người cha mới hoảng loạn và lập tức đưa con đến bệnh viện.

Theo bác sĩ Lý Văn Thần, trưởng Khoa Thần kinh của Bệnh viện nhân dân thành phố Đông Dương, thời gian dài nằm trên giường chơi điện thoại di động, thiếu vận động, cộng thêm việc uống quá ít nước, đây rất có thể là nguyên nhân dẫn đến Tiểu Vũ bị nhồi máu não. Bác sĩ Lý nói: “Bình thường chúng tôi cho rằng đột quỵ là do bệnh mạch máu, và đột quỵ ngày càng trẻ hóa, kiến nghị mọi người phải biết phòng ngừa chu đáo, cố gắng làm CTA não, điện tim, và siêu âm B phần tim càng sớm càng tốt, chẩn đoán và điều trị sớm có thể giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ”.

cau-be-moi-14-tuoi-da-bi-dot-quy-canh-tinh-cho-hau-het-gioi-tre-thich-dung-thu-nay------t-qu----1_result-1562935009-835-width640height395

Hiểu nguyên tắc “120” trong đột quỵ giúp nắm bắt thời gian vàng để giải cứu

1: Biểu thị là nhìn thấy một bên khuôn mặt bị sưng, không đối xứng.

2: Biểu thị là 2 cánh tay, có bên nào yếu ớt hay không.

0: Biểu thị là nghe có rõ ràng hay không.

Tác hại khôn lường của việc sử dụng điện thoại quá nhiều

1. Các căn bệnh về mắt luôn rình rập

Ai ai cũng biết tác hại gây khô, mờ hoặc đỏ mắt của việc nhìn quá lâu vào màn hình smartphone nhưng đa số mọi người đều không ý thức được tầm quan trọng của việc gìn giữ đôi mắt.

Tới khi các căn bệnh về mắt kéo đến làm thị lực mắt giảm sút trầm trọng thì chúng ta mới tá hỏa, nhưng lúc ấy đã quá trễ rồi.

2. Hội chứng mất ngủ triền miên

Bạn có biết ánh sáng bức xạ từ màn hình smartphone có khả năng gây ra căn bệnh mất ngủ kéo dài hay không? Nguyên nhân bởi vì smartphone phát ra những ánh sáng được gọi là ánh sáng màu xanh gây ức chế sự sản xuất hormone melatonin gây ngủ và phá vỡ nhịp sinh học của bạn.

photo1515135687986-1515135687988

Những ánh sáng xanh này tương tự như ánh sáng ban ngày làm cho cơ thể chúng ta nghĩ rằng đó là ban ngày dù trời đã tối khuya. Lời khuyên dành cho bạn là đừng nên sử dụng điện thoại, máy tính, tivi trong 1 giờ trước khi ngủ và không để điện thoại gần khu vực ngủ.

3. Gây trầm cảm, lo âu

Đa số những người bị mắc bệnh trầm cảm hoặc căng thẳng quá mức đều có liên quan đến việc sử dụng smartphone quá nhiều. Điều này là do tia bức xạ kích thích căng thẳng thần kinh não, từ đó làm chúng ta luôn có cảm giác hồi hộp lo âu.

Bên cạnh đó, những mối nguy hại từ các trang mạng xã hội dễ làm chúng ta cảm thấy tổn thương và bị cô lập.

4. Các bệnh về viêm nhiễm da

Rất nhiều người do sử dụng di động quá nhiều trong thời gian dài nên xuất hiện những nốt mẩn đỏ không rõ nguyên nhân ở vùng má và tai, thậm chí trên ngón tay cũng có những nốt mẩn tương tự.

Hiện tượng này là do da bị dị ứng khi tiếp xúc với bề mặt smartphone, nơi được xem là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn cao gấp 20 lần nắp thành toilet.

photo-1-1515135178456

5. Gây tổn thương các khớp xương tay, lưng và cổ

Đau cổ là triệu chứng thường gặp phải ở những người chơi game hoặc nhắn tin thường xuyên trên điện thoại. Việc cúi đầu quá nhiều trong lúc sử dụng điện thoại sẽ làm xương cổ phải chịu lực nhiều hơn và dẫn tới chứng đau cổ kéo dài.

Đặc biệt nếu bạn giữ điện thoại giữa cổ và vai khi làm nhiều việc cùng lúc thì chứng đau lưng chắc chắn sẽ ghé thăm bạn trong thời gian không lâu. Đó là chưa kể tới việc gõ phím liên tục cũng gây tình trạng chuột rút tới các ngón tay và cổ tay.

Hơn thế nữa, tư thế ngồi không đúng cách sẽ góp phần gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho cột sống và các đốt sống ở lưng.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn