Cầu treo đứt vì ngành giao thông mải bảo trì đường?

( PHUNUTODAY ) - 6 khiến 13 người bị thương.

Phó chủ tịch UBND huyện Phù Yên (Sơn La) Đào Văn Nguyên cho biết vụ đứt cầu treo tại bản Bùa Trung, xã Tường Phù (huyện Phù Yên) xảy ra sáng 11-6 khiến 13 người bị thương.

Cầu treo bản Bùa Trung (đang thi công sửa chữa) bị đứt vào khoảng 6g10 sáng 11/6 khi có nhiều học sinh và người dân đang đi qua khiến hơn 20 người và nhiều xe máy, xe đạp rơi xuống suối Tấc.

Ngay khi tai nạn xảy ra nhiều người dân và lực lượng chức năng tổ chức cứu vớt đưa các nạn nhân đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Phù Yên.

Theo ông Nguyên, vụ việc khiến 13 người gồm cả học sinh và người dân bị thương nhẹ. Đến chiều cùng ngày những người bị thương đã rời viện về nhà. Số phương tiện rơi xuống suối gồm 12 xe gắn máy và 12 xe đạp.

Ông Nguyên cho biết do mấy ngày vừa qua mưa to gây lũ nên cầu tạm (được đơn vị thi công làm trong khi sửa chữa cầu treo Bùa Trung) bị nước cuốn trôi nên người dân dồn hết đi trên cầu treo đang được sửa chữa. Lượng người qua lại quá đông trong cùng một thời điểm khiến cầu bị quá tải, đứt cáp.

Sau tai nạn, lãnh đạo UBND huyện Phù Yên đến hiện trường chỉ đạo việc cứu chữa, thăm hỏi các nạn nhân và chỉ đạo các đơn vị chức năng khắc phục hậu quả. Một số đơn vị, kể cả đơn vị thi công đã dành khoản kinh phí nhất định trợ giúp các nạn nhân vào viện.

Theo ông Nguyên, đơn vị thi công cầu treo là Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Đức Anh. “Cùng với việc khắc phục hậu quả, huyện cũng giao cơ quan chức năng lập hồ sơ để sau này xác minh làm rõ nguyên nhân và thuộc trách nhiệm của ai thì sẽ xử lý theo thẩm quyền. Đồng thời huyện cũng đang bàn các giải pháp để tạo điều kiện trong việc đi lại cho bà con ở các bản quanh đó vì bây giờ đã bắt đầu vào mưa lũ rồi. Làm lại cầu thì không thể làm ngay được vì cần phải có thời gian. Nhưng những ngày này nhất thiết phải có giải pháp để làm cầu tạm”, ông Nguyên cho biết.

Vụ việc trên khiến nhiều người cho rằng có lẽ ngành giao thông đang bận bịu bảo trì đường mà quên mất bảo trì cầu nên mới xảy ra cơ sự đứt cầu treo. Hiện việc thu phí của người tam gia giao thông cho quỹ bảo trì đường bộ vẫn đang diễn ra và kết quả ban đầu đã thu được số tiền không nhỏ, 5 tháng thu gần 1.700 tỷ đồng.

theo báo cáo Phí bảo trì đường bộ 5 tháng đầu năm thu gần 1.700 tỷ đồng
Theo báo cáo Phí bảo trì đường bộ 5 tháng đầu năm thu gần 1.700 tỷ đồng

Báo Dân Trí dẫn lời Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng quỹ bảo trì đường bộ của Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, hoạt động từ ngày 1/1/2013, kế hoạch của quỹ TƯ năm nay là thu từ phí sử dụng đường bộ 4.000 tỷ đồng, đến thời điểm này, đã thực hiện thu được 1.666 tỷ đồng về cho quỹ.

Trong khi đó, Sở GTVT Hà Nội cho biết, phương án thu phí đường bộ với xe máy đang được Sở khẩn trương hoàn thiện để tháng 7 trình HĐND TP. Theo đó mức thu với xe máy tại Thủ đô sẽ dao động từ 50 nghìn đến 150 nghìn đồng một xe máy/năm.

Cụ thể, với xe mô tô loại có dung tích xy lanh đến 100 cm3 sẽ có mức phí từ 50 đến 100 nghìn đồng/năm; loại xe có dung tích xy lanh trên 100 cm3, mức phí từ trên 100 đến 150 nghìn đồng/năm; xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ một xy lanh mức phí là 2.160.000 đồng/năm; mức thu không áp dụng với xe máy điện.

Tại Hải Phòng, theo đề xuất của Sở GTVT thành phố, dự kiến mức thu (không áp dụng cho xe máy điện) như sau: đối với xe có dung tích xi lanh từ 50 cm3 đến dưới 100 cm3, tại khu vực nội thành, mức thu 100.000 đồng/xe/năm; khu vực ngoại thành thu 70.000 đồng/xe/ năm. Đối với xe có dung tích xi lanh trên 100cm3, khu vực nội thành dự kiến thu 150.000 đồng/xe/năm; khu vực ngoại thành thu 100.000 đồng/xe/ năm. Riêng xe chở hàng 4 bánh, có gắn động cơ 1 xi lanh, mức thu dự kiến ở cả 2 khu vực là 2 triệu 160 nghìn đồng/xe/năm.

Hàng trăm học sinh ở xã Sơn Ba, huyện miền núi Sơn Hà đu dây thừng kéo bè qua sông mỗi ngày.
Hàng trăm học sinh ở xã Sơn Ba, huyện miền núi Sơn Hà đu dây thừng kéo bè qua sông mỗi ngày.


Trong khi đó, ở nước ta vẫn còn những hình thức giao thông như 'đu dây' đến trường. Do cầu treo trị giá 25 tỷ đồng chưa được phê duyệt xây dựng nên toàn xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi có 630 hộ với hơn 2.500 nhân khẩu ở bảy thôn bên bờ sông Re hàng ngày phải đu dây kéo bè vượt sông. Mỗi tháng, gia đình một học sinh nộp hai ang lúa (tương đương 60.000 đồng) để trả tiền bè đến trường.

Hiện, chỉ có 36 học sinh nhà cách trường 8 km là được ở nội trú, số còn lại cách trường 2 - 6 km phải băng rừng, vượt suối, đu dây kéo bè qua sông. Người dân muốn xin giấy tờ ở xã hoặc lên nương rẫy cũng phải đu dây kéo bè vượt sông sâu.

Không biết với tình hình khả quan trong việc thu phí đường bộ như hiện nay, người dân cả nước nói chung và người dân xã Ba Sơn, Sơn Trà, Quảng Ngãi có thể mơ đến tương lai được đi trên đường, trên cầu có chất lượng tốt, để có thể loại bỏ nỗi sợ hãi về tai nạn, về đường xấu lâu nay?

  • Nguyệt An (Tổng hợp từ TTO, VNE, Dân Trí)

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn