Một số bài thuốc chữa bệnh từ đinh lăng
- Chữa mệt mỏi, biếng hoạt động: Rễ đinh lăng phơi khô, thái mỏng 0,50g, thêm 100ml nước, đun sôi trong 15 phút, chia 2-3 lần uống trong ngày.
- Thông tia sữa, căng vú sữa: Rễ đinh lăng 30-40g, thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống nóng, liền 2-3 ngày, vú hết nhức, sữa chảy bình thường.
- Chữa vết thương: Giã nát lá đinh lăng đắp lên.
- Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.
- Chữa đau lưng mỏi gối: Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.
- Chữa viêm gan: Rễ đinh lăng 12g; nhân trần 20g; ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa thiếu máu: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.
Vị trí tốt trồng đinh lăng
Cây đinh lăng mang ý nghĩa phong thủy quan trọng nó là một loại cây mang tới may mắn cho gia chủ, chiêu tài đón lộc. Nhất là khi gia chủ biết trồng đúng vị trí thì tiền tài càng chảy vào nhà nhiều hơn. Ngoài ra, cây đinh lăng còn xua đuổi vận khí xui xẻo kéo tới nhà bạn bảo vệ và trấn giữ của cải. Bởi vậy, trong nhiều gia đình cây đinh lăng thường được trồng trước nhà để mang tới điềm may mắn cho gia chủ.
Tuy nhiên, khi trồng đinh lăng lưu ý không nên trồng thẳng cửa chính hay lối đi của cổng. Vì khi trồng như vậy cây sau khi lớn sẽ che hết ánh sáng chiếu vào nhà tạo ra nguồn âm khi nhiều không tốt cho năng lương dương khí trong nhà. Bởi vậy, gia chủ nên trồng chếch cửa chính một chút như vậy vừa đẹp mắt vừa không ánh hưởng tới nguồn dương khí chiếu vào nhà.
Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng cây đinh lăng ở sau nhà bởi vị trí này cũng rất thuận tiện cho cây dinh lăng phát triển mà vẫn mang tới nguồn năng lượng may mắn cho gia chủ.