Trong phong thủy dân gian, mỗi loại cây lại mang những ý nghĩa về phong thủy riêng, cây sung cũng vậy.
Cây sung rất gần gũi với người Việt Nam. Dân gian quan niệm, cây sung biểu trưng cho sự sung túc sum vầy đông đủ con cháu, tài lộc may mắn. Đặc biệt nếu trồng cùng với cây lộc vừng và cây vạn tuế thì càng tôn thêm nhiều ý nghĩa.
Cây sung - cây vạn tuế - cây lộc vừng tạo bộ 3 tam đa trong phong thủy cây cảnh
Cây sung là 1 trong bộ tứ quý gồm sanh, sung, tùng, lộc hoặc bộ tam đa là phúc (sung), lộc (lộc vừng), thọ (vạn tuế).
Bộ tam đa không chỉ mang ý nghĩa riêng tốt lành của từng cây mà khi kết hợp còn mang ý nghĩa đại phúc. Người ta trồng ở nhà với mong muốn cầu cho êm ấm thuận hòa, gia đình có có lộc tiền tài, làm ăn thuận lợi, ai cũng mong trường thọ khỏe mạnh, gia đình may mắn.
Vì lý do này, người chơi cây cảnh chuyên nghiệp thường thích trồng cây cảnh theo bộ. Bộ tam đa Cây sung - cây vạn tuế - cây lộc vừng có ý nghĩa tạo sự cân bằng trong cuộc sống để tăng thêm vững chãi. Trong dân gian kiềng 3 chân là biểu trưng cho sự vững chãi nhất và cân bằng các mặt của cuộc sống không thiên bên nào.
Triết lý sống của người xưa là cân bằng, giàu có nhưng yên ấm hạnh phúc và đồng thời phải có sức khỏe để thưởng thức cuộc sống.
Bộ tam đa này cũng tạo thế cân bằng hài hòa tốt nhất về phong thủy cho gia chủ, tạo sự đủ đầy và cân bằng âm dương cũng như cân bằng các mặt công việc tài danh hạnh phúc sức khỏe, đó chính là sự cân bằng quan trọng nhất trong cuộc sống.
Trong triết lý ngũ hành thì không phải chỉ tương sinh mới tốt: tương sinh tương khắc là để quân bình. Quý nhất trong luật ngũ hành là cân bằng, bởi sinh tương sinh mãi sẽ lụi, khắc tương khắc mãi sẽ tàn. Thế nên phải có sinh và có khắc để hài hòa, không bị quá đi một điều gì. Bởi thế trong phong thủy nếu trồng được 3 cây này tạo thế tam đa trong nhà là tốt nhất về phong thủy.
Lưu ý trồng bộ tam đa
Bộ 3 cây tam đa sung, lộc vừng, vạn tuế đều ưa ánh nắng.
Trồng bộ 3 tam đa chính là trồng 3 cây cạnh nhau. Để tạo thế tam đa đẹp thì tốt nhất gia chủ nên trồng cả 3 cây trong chậu, thay vì cây trong chậu, cây trồng ra đất.
Nên chọn cây tạo dáng bonsai sẽ đẹp và không tốn diện tích không gian nhà ở.