Cây lá lốt là một cây rất dễ trồng vừa có tác dụng làm gia vị. Lại vừa có tác dụng chữa bệnh. Đặc biệt là các bệnh về đau nhức, sưng đau, đau răng , … Vì cây lá lốt có tác dụng giúp giảm sưng, tiêu viêm, hạn chế đau nhức răng khá hiệu quả.
Công dụng của cây lá lốt
Đông y cho rằng lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, đi vào các kinh vị, tỳ, gan, mật. Tác dụng của lá lốt là ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau). Có tác dụng trị phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại.
Cụ thể:
Chữa đau răng: Dùng bông tẩm cây lá lốt ngâm rượu, chấm vào chỗ răng đau ngày 2-3 lần để trị đau răng.
Chữa đau nhức xương khớp: dùng cây lá lốt ngâm rượu xoa bóp sẽ thấy đỡ hẳn sau vài ba ngày.
Nếu ra nhiều mồ hôi tay, chân: Đun cả lá, thân, rễ thái nhỏ đun sôi chừng 5-10 phút. Để khi nước còn nóng già thì ngâm chân hay tay. Mỗi lần ngâm khoảng 20-30 phút. Làm hằng ngày sẽ giảm chứng ra mồ hôi, hết “mùi” và càng đỡ đau nhức xương.
Cách làm cây lá lốt ngâm rượu
Sở dĩ có thể chữa đau nhức từ cây lá lốt được là bởi loại cây này chứa tinh dầu có thành phần chính là benzylacetat. Có tính kháng khuẩn rất cao, giúp giảm sưng, tiêu viêm, hạn chế đau nhức khá hiệu quả.
Cách làm cây lá lốt ngâm rượu rất đơn giản. Lấy thân và rễ cây chặt nhỏ, ngâm trong rượu mạnh. Rễ và thân lá lốt 20-30g với 60ml rượu. Thời gian ngâm ít nhất 1 tháng.
Sau 1 tháng đem ra sử dụng.
Chú ý rửa sạch thân và dễ, để ráo nước truớc khi ngâm cùng rượu. Có thể sao, phơi khô rồi mới ngâm cùng rượu.
Cách sử dụng cây lá lốt ngâm rượuDùng bông tẩm thuốc, chấm vào chỗ răng đau ngày 2-3 lần để trị đau răng. Làm ngày 2 – 3 lần sẽ thấy cơn đau thuyên giảm rõ rệt. Đặc biệt, bà bầu bị nhức răng dù bất kỳ nguyên nhân nào thì chữa đau răng từ lá lốt cũng là cách hiệu quả và an toàn nhất trong giai đoạn này.Chữa đau nhức xương khớp dùng cây lá lốt ngâm rượu xoa bóp sẽ thấy đỡ hẳn sau vài ba ngày.
Đầu gối sưng đau chưng nóng rượu, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau. Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt.
Một số bài thuốc khác từ cây lá lốt
-Trị chứng ra nhiều mồ hôi chân tay: Lá lốt tươi 30g, cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút. Khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày.
-Chữa viêm nhiễm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư: Lấy 50 g lá lốt, đổ nước ngập thuốc khoảng hai đốt ngón tay. Đun sôi thì bớt lửa sôi liu riu khoảng 10-15 phút rồi chắt lấy một bát nước. Để lắng trong, dùng rửa âm đạo. Số thuốc còn lại đun sôi để xông hơi vào âm đạo, rất hiệu nghiệm.
- Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay: 30g lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống trong ngày. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi khoảng 5 phút rồi vớt bã để riêng. Nước dùng để rửa nơi có tổ đỉa, sau đó lau khô lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày.
- Chữa phù thũng do suy thận: Lá lốt 20g, cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, mã đề mỗi vị 10g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, uống trong ngày. Uống sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm. Dùng trong 3-5 ngày.
-Chữa mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không liền miệng: Lá lốt, lá chanh, lá ráy, tía tô, mỗi vị 15g. Cách làm: Trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương, sau đó các dược liệu trên rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại. Ngày đắp 1 lần. Đắp trong 3 ngày.
- Giải độc, rắn cắn, say nấm: Dùng 50g lá lốt, 50g lá đậu ván trắng, 50g lá khế. Rửa sạch giã nát, cho thêm ít nước vào rồi ép cho người bị rắn cắn, say nấm uống ngay trong lúc đang chờ đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế, bệnh viện.