Chỉ cần áp dụng những mẹo này những vết muỗi đốt, côn trùng cắn sẽ tự động biến mất

( PHUNUTODAY ) - Những vết muỗi cắn côn trùng đốt sẽ để lại trên da chúng ta những vết thâm rất khó chịu và vô cùng mất thẩm mĩ để loại bỏ những vết đốt này hãy áp dụng những cách sau.

 Những biện pháp tự nhiên này sẽ giúp giảm ngứa và sưng tấy do côn trùng cắn.

Muỗi và côn trùng xuất hiện nhiều nhất vào mùa hè và mùa thu. Mặc dù có rất nhiều thuốc chống côn trùng cắn trên thị trường, nhưng chúng không thực sự hiệu quả và chứa nhiều chất hóa học độc hại.

Tuy nhiên mọi nỗi lo ngại đều biến mất nếu bạn biết đến những phương pháp tự nhiên để giảm vết sưng tấy do côn trùng đốt dưới đây. Nguyên tắc số một là đừng gãi một vết sưng tấy cho dù ngứa. Vết xước do gãi sẽ dẫn đến phát ban hoặc nhiễm trùng.

Đá

1

Một viên đá lạnh có thể khiến tê dây thần kinh giúp giảm ngứa và sưng tấy. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tạm thời

Tía tô

Đó là một loại cây phổ biến, dễ trồng và rất thơm khi giã ra. Tía tô còn giúp chống côn trùng. Ta chỉ cần lấy lá tía tô và chà xát trực tiếp trên da. Và thế là chả côn trùng nào giám bén mảng lại gần bạn.

Húng quế

Ngay khi bạn bị đốt, hãy nghiền nát một ít lá hung quế và cuộn chúng lại rồi nhẹ nhàng chấm vào vết  sưng tấy và tìm cứu trợ ngay lập tức

 Nha đam (Lô hội)

chi-can-vai-meo-nho-nay-vet-muoi-dot-con-trung-can-se-bien-mat-tuc-khac-contrungdot1-1495702868-width500height314

Ta chỉ cần cắt vắt lấy gel của cây nha đam rồi bôi lên vết cắn của tôi. Áp dụng nó vài lần một ngày và vết đốt sẽ nhanh chóng biến mất. Nha đam giúp mát da khiến bớt ngứa và sưng. Nên sử dụng gel lấy trực tiếp từ cây chứ không nên dùng gel nha đam bán trong cửa hàng. Một điều đáng lưu ý là nếu da bạn là một làn da nhạy cảm thì không nên dùng nha đam vì nó có thể gây dị ứng hay tác dụng phụ.

Tinh dầu và hỗn hợp

Các loại tinh dầu khác nhau và hỗn hợp tinh dầu đều có thể giúp ích trong việc ngăn chặn côn trùng ví dụ như: sả, húng quế, chè và hoa oải hương.

Mật ong

chi-can-vai-meo-nho-nay-vet-muoi-dot-con-trung-can-se-bien-mat-tuc-khac-contrungdot2-1495702868-width500height333

Mật ong được biết đến với tính chất chống khuẩn và chống viêm. Một vài giọt mật ong có thể giúp làm giảm ngứa hiệu quả.

 Dấm trắng

Tính axit có trong dấm giúp ngăn ngứa và kháng khuẩn. Tuy nhiên, nó có thể gây nhức. Để tránh điều đó ta nên pha loãng với tỷ lệ 1:1 với nước. Pha loãng dấm và để lạnh còn có thể giúp chữa da bị cháy nắng.

Dưa chuột / cà tím

Thái lát mỏng dưa chuột hoặc cà tím và đắp chúng lên phần da bị sưng tấy. Chúng giúp giải phóng ra các chất độc và làm dịu vết đốt.

Sữa nén

Đây là loại sữa chứa một lượng chất béo và kem nhất định. Nó giúp ích trong việc nuôi dưỡng / làm lành da và giảm viêm! Bôi nó lên vết cắn tầm 3-5 phút. Ta còn có thể dùng sữa dê để thay thế.

 Lá bồ công anh

Trộn lẫn lá bồ công anh, mật ong và lô hội sẽ tạo ra một loại thuốc phiện . Đây là phương pháp “lấy độc trị độc”. Đắp hỗn hợp này lên vết đốt sẽ giúp giảm sưng và ngứa nhanh chóng.

Giấm

 Thoa một chút giấm loãng lên vết côn trùng cắn, hoặc nếu đến lúc tắm, bạn có thể thêm 2-3 chén giấm vào nước và ngâm mình trong bồn tắm sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Vết đau và ngứa sẽ nhanh chóng dịu đi.

Tinh dầu

 Tinh dầu hoa trà, hoa oải hương và dừa đều có đặc tính kháng viêm, tiêu sưng và giảm đau. Trong đó, dầu hoa trà làchất kháng khuẩn lành tính còn có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng từ việc gãi các vết ngứa.

Tuy nhiên, trước khi bôi lên da, bạn hãy để ý về nồng độ dầu, nếu nó quá đặc hãy pha với chút nước để đảm bảo không bị bỏng. Còn tinh dầu oải hương và dừa thì bạn có thể sử dụng ngay mà không cần để ý tới nồng độ.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link

Thu