15 lỗi sai khi lau dọn nhà cửa mà hầu như ai cũng mắc

( PHUNUTODAY ) - Dọn dẹp nhà cửa chưa bao giờ là vấn đề đơn giản. Có những món đồ ngày nào chúng ta cũng sử dụng nhưng khi dọn dẹp nhà cửa thì lại thường bị "bỏ quên". Có những món đồ mà chúng ta lần nào cũng làm sạch, cọ rửa, nhưng vẫn không thấy sạch vì chúng ta đã làm sai cách.

 1. Xịt thẳng nước tẩy rửa lên đồ nội thất

Chất tẩy sẽ tích lũy lên đó qua thời gian và trở nên khó lau rửa. Thay vào đó, xịt dung dịch làm sạch lên tấm vải, sau đó dùng tấm vải lau đồ đạc. Kỹ thuật này sẽ ngăn vết bẩn đọng lại, và bạn dùng tiết kiệm chất tẩy hơn.

nhung-sai-lam-khi-lau-chui-khien-nha-cang-ban-hon-2-0945-1525139285-172-width600height415

2. Dùng chổi lông gà quá nhiều 

Chổi lông gà thật sự chỉ chuyển bụi từ chỗ này sang chỗ khác mà thôi. Chưa kể nó còn làm bụi mù cả không gian lên và bám lông trên các bề mặt. Bạn chỉ nên dùng chổi lông gà cho những vị trí cao, khó với. 

3. Lau rửa sơ thớt thái

Bạn nghĩ rằng một chút nước nóng hoặc một ít nước rửa bát là đủ tẩy sạch mọi vết bẩn trên thớt sau khi thái thịt sống. Giải pháp này đúng với thực phẩm chín, nhưng để loại bỏ các vi khuẩn nguy hiểm từ đồ tươi sống, bạn cần thứ mạnh hơn: ngâm trong nước tẩy sau khi sử dụng. 

lau3-5717-1496811335

4. Không vệ sinh máy hút bụi 

Máy hút bụi là công cụ quét dọn cực kỳ hữu ích đối với mỗi gia đình. Thế nhưng, nếu bạn không vệ sinh thường xuyên thì máy hút bụi sẽ có tác dụng ngược, trở thành máy trả bụi cho cả không gian bạn dọn dẹp. Bạn cũng cần vệ sinh máy thường xuyên để tăng tuổi thọ và công năng. 

5. Lau cửa sổ giữa trưa nắng 

Vào mùa hè, tốt nhất bạn nên chọn sáng sớm hoặc chiều tối - khi nhiệt độ thấp nhất để lau cửa sổ. Trời nắng nóng sẽ làm cho nước tẩy rửa bốc hơi rất nhanh khi bạn còn chưa kịp lau gì. 

nhung-sai-lam-khi-lau-chui-khien-nha-cang-ban-hon-image-1-1525139563-100-width600height400

6. Gập chăn màn ngay sau khi ngủ dậy 

Đây là một trong những sai lầm phổ biến nhất. Khi bạn gấp chăn màn, bạn ủ luôn cả vi khuẩn, bụi,  nấm và hơi ẩm còn đọng ở trong chăn qua đêm, tạo ra môi trường ấm và ẩm để chúng sinh sôi. 

Thay vì thế, hãy lật chăn lại, để nó khô tự nhiên, và thông khí cho giường. Vi khuẩn, nấm... sẽ khó sinh sống trong điều kiện này. 

7. Không làm sạch miếng bọt biển

Chúng ta thường không chỉ dùng miếng bọt biển này để rửa bát, mà còn dùng để cọ bồn rửa mặt trong nhà tắm, bếp... Nhưng đừng vì thế mà quên làm sạch và thay chúng đều đặn. Cách làm sạch đơn giản nhất là bỏ chúng vào lò vi sóng và quay ở nhiệt độ cao trong một phút để khử sạch vi khuẩn. Mỗi tháng bạn cũng nên thay mới chúng một lần để đảm bảo vệ sinh.

img20170202112850815

8. Không để chất tẩy rửa có thời gian phát huy tác dụng

Xịt chất tẩy rửa lên các bề mặt và lau ngay sau đó không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả. Hãy để chất tẩy có đủ thời gian tiếp xúc, phát huy tối đa tác dụng. 

9. Giật nước cọ rửa bồn cầu khi vẫn mở nắp đậy

Bạn có biết nước từ bồn cầu có thể văng lên độ cao 1,8 mét. Vì thế, sau khi cọ rửa bồn cầu, nếu bạn giật nước trong tình trạng nắp mở, bạn đã góp phần phát tán đủ loại vi khuẩn vào nhà vệ sinh. Lần tới, hãy đóng nắp rồi mới giật nước.

nhung-sai-lam-khi-lau-chui-khien-nha-cang-ban-hon-xa-nuoc-bon-cau-suc-khoe-drbinh-1525139937-617-width600height423

10. Không vệ sinh cọ, bàn chải 

Nếu bạn không vệ sinh cọ, bàn chải, khăn lau thì bạn có chăm chỉ, siêng năng lau chùi đồ đạc, dọn dẹp nhà cửa đến bao nhiêu cũng chỉ làm vi khuẩn thêm phát tán rộng rãi mà thôi.

11. Đổ nước vào thùng rác

Thùng rác thường rất nhanh có "mùi" và vi khuẩn. Bạn cũng không nên đổ nước vào thủng rác vì dễ làm nặng túi và thủng túi, dẫn đến nước bẩn sẽ chảy ra ngoài thùng. Nên cọ rửa thùng rác ít nhất một tuần một lần bằng xà phòng rửa bát và chanh để khử mùi, và phơi khô chúng trước khi thay túi mới cho chúng.

img20170202112851315

12. Quên làm sạch các dụng cụ cọ rửa

Nếu bạn bắt đầu cọ nhà bằng những cây chổi đầy bụi đất, bạn sẽ khiến việc làm sạch trở nên khó khăn hơn. Lần tới, hãy đảm bảo bạn sử dụng toàn bộ chổi, khăn, các tấm bọt biển... thật sạch rồi mới lau dọn nhà. 

13. Chỉ dọn dẹp vào cuối tuần 

Dọn dẹp nhà cửa thường được xem là một "gánh nặng" và nhiều gia đình chỉ dọn khi cuối tuần, cuối tháng, trước các dịp Lễ, Tết. Quan niệm như vậy là sai lầm bởi nhà cửa luôn cần được vệ sinh thường xuyên và bạn sẽ bị quá tải khi làm quá nhiều công việc nhà vào một thời điểm. 

nhung-sai-lam-khi-lau-chui-khien-nha-cang-ban-hon-dondep-1525140052-324-width600height400

Lời khuyên là bạn nên quét nhà mỗi ngày xem như tập thể dục, cọ rửa toilet 2-3 lần/tuần trong lúc tắm và dọn rác ngay khi có thể để không ô nhiễm không gian sống nhé. 

14. Không tháo dời lưỡi dao trong máy xay khi cọ rửa

Chỉ rửa bằng nước sạch và xà phòng xung quanh máy xay thôi thì chưa đủ. Bạn cần tháo dời lưỡi dao trong máy xay ra để cọ rửa, vì đây chính là khu vực khó cọ rửa nhất, đồng thời cũng là nơi dễ tích tụ thức ăn, rau quả còn bám lại nhất.

15. Sử dụng quá nhiều xà phòng giặt và nước xả vải

Đừng nghĩ rằng bạn bỏ càng nhiều xà phòng vào máy thì quần áo sẽ càng sạch. Ngược lại, nếu bạn bỏ quá nhiều xà phòng giặt, máy giặt và quần áo không thể tải được, dẫn đến tình trạng sẽ còn bám rất nhiều xà phòng và có thể khiến bạn bị dị ứng khi mặc.

Tương tự như nước giặt, đối với nước xả vải, bạn cũng nên sử dụng đúng như hướng dẫn của nhà sản xuất. Việc sử dụng quá nhiều nước xả vải không những không làm cho quần áo mềm hơn, mà ngược lại còn khiến cho quần áo trở nên cứng hơn, thậm chí có thể gây xước da khi mặc.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn