Nhận lỗi
Bất kể một sự việc gì trước tiên nên tự hướng nội tìm nguyên nhân ở bản thân mình, đừng nên đổ lỗi cho người khác. Phật gia giảng, dù việc gì nhìn bề mặt có thể là lỗi của người khác, nhưng sâu xa bên trọng chắc chắc có lỗi ở mình, vì thế biết tìm ra lỗi của mình và nhận lỗi, không chỉ là phép lịch sự, đó là một cảnh giới tinh thần được tôi luyện trong tâm trí, một cách sống cao quý của người hiểu Đạo.
Chuyên nhất
Trong cuộc sống dù là chuyện tình cảm hay trong công việc đang làm đều nên giữ một tâm thái chuyên nhất, không để cho bất kể tạp niệm nào thâm nhập vào bên trong, tất cả sự việc đều nên chuyên nhất chuyên tâm thực hiện tới cùng, mới vẽ nên được bức hoạ tuyệt đẹp nhất của con người thế gian, mới làm nên loại rượu tinh khiết và thơm ngon nhất.
Tha thứ
Tha thứ cho người khác là một sự rộng lượng, tha thứ cho bản thân mình là một sự gạt bỏ quá khứ. Đôi khi, chúng ta sẵn sàng tha thứ cho một người, có thể không phải là thật sự muốn tha thứ cho anh ta, mà là không muốn mất anh ta.
Hấp dẫn
Không phải là được vun đắp bởi tiền tài quyền lực, mà là từ hàm dưỡng nội tại bên trong mỗi con người.
Bình tĩnh
Không chỉ là sự giả vờ biểu hiện củavẻ bề ngoài, mà là tích tụ của cả quá trình trải nghiệm.
Đơn giản
Vạn vật vạn sự trên thế giới này, đâu thể tất cả đều tốt đẹp? Cảnh sắc và vạn vật đa dạng và dễ dàng thay đổi, chỉ một cái chớp mắt là trôi qua; Còn vẻ đẹp của sự đơn giản, vạn cổ vẫn không thành phế phẩm. “Thượng thiện nhược thủy”, nét mặt rạng ngời sáng lạng, trong lòng là một tâm hồn thuần khiết, là cảnh giới cao nhất của cuộc sống con người.
Khí chất
Không phải tùy theo địa vị mà có, mà là chiếc áo khoác ngoài của tâm hồn, trí huệ con người.
Hãy cố gắng thực hiện những điều trên bạn nhé, chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ thay đổi rất nhiều đó!