Để hiểu rõ việc uống một ly rượu bị phạt bao nhiêu tiền thì nó hoàn toàn phụ thuộc vào nồng độ cồn trong hơi thở của mình. Tuy nhiên, dù chỉ 1 ly rượu hay một cốc bia nồng độ nhẹ thì khi thổi nồng độ cồn cũng vẫn hiện lên. Chính vì vậy, người tham gia giao thông điều khiển ô tô, xe máy nên lưu ý. Và mức phạt như sau:
Uống một ly rượu bị phạt bao nhiêu tiền?
Trường hợp 1: Xử phạt người điều khiển, xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
- Căn cứ tại Điểm c Khoản 6 Điều 5, phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/ 1 lít khí thở. Ngoài ra bạn sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng, quy định tại Điểm e Khoản 11 Điều 5.
- Căn cứ tại Điểm c Khoản 8 Điều 5, phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/ 1 lít khí thở. Ngoài ra bạn sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 16 đến 18 tháng, quy định tại Điểm g Khoản 11 Điều 5.
- Căn cứ tại Điểm a Khoản 10 Điều 5, phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/ 1 lít khí thở. Ngoài ra bạn sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng, quy định tại Điểm g Khoản 10 Điều 6.
Trường hợp 2, Xử phạt người điều khiển, xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
- Căn cứ tại Điểm c Khoản 6 Điều 6, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/ 1 lít khí thở. Ngoài ra bạn sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng, quy định tại Điểm đ Khoản 10 Điều 6.
- Căn cứ tại Điểm c Khoản 7 Điều 6, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/ 1 lít khí thở. Ngoài ra bạn sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 16 đến 18 tháng, quy định tại Điểm e Khoản 10 Điều 6.
- Căn cứ tại Điểm e Khoản 8 Điều 6, phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/ 1 lít khí thở. Ngoài ra bạn sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng, quy định tại Điểm g Khoản 10 Điều 6.
Uống rượu bia bao lâu mới được lái xe?
Khi bạn uống một lượng bia hay rượu nhất định, tốc độ đào thải cồn khỏi cơ thể phụ thuộc nhiều yếu tố như tuổi tác, giới tính, di truyền, cân nặng…
Trung bình cơ thể sẽ mất khoảng 12-24 tiếng để hoàn toàn chuyển hóa và đào thải cồn khỏi cơ thể nếu bạn uống nhiều rượu bia. Vì vậy, có thể xảy ra tình trạng sau một đêm nhậu "quá chén", khi ngủ dậy và đã tỉnh rượu, bạn vẫn phát hiện ra cồn trong hơi thở.
Thông thường, 1 đơn vị cồn 10g ethanol nguyên chất tương đương với 200ml bia, 1 ly rượu vang 75ml, 1 chén rượu mạnh 25ml. Sau khi uống một lon bia (330ml) khoảng 15 phút, kết quả kiểm tra có thể phát hiện ra cồn trong hơi thở. Một lon bia có thể làm tăng nồng độ cồn trong máu (BAC) lên 0,02%.
Với quy định mới, chỉ cần có cồn trong hơi thở, bạn đã bị phạt khi tham gia giao thông. Nếu bạn uống 2 lon bia, cơ thể cần 3-6 tiếng để đào thải hoàn toàn nồng độ cồn.
Trường hợp uống 5-6 lon bia (tương đương 8-9 đơn vị cồn) vào tối hôm trước, sẽ cần 12 đến 24 tiếng để đảm bảo không phát hiện nồng độ cồn trong hơi thở. Nếu cần lái xe trong vòng 24 giờ tới, bạn không nên uống bia, rượu để đảm bảo an toàn giao thông, không vi phạm quy định nồng độ cồn.