Tôi quen em (tôi là bạn thân của anh trai em), em xinh xắn, dễ thương, có công việc ổn định ở một công ty nước ngoài. Tôi làm chủ một công ty, tuy không quá đại gia nhưng đời sống rất thoải mái, bản thân cũng siêng năng chăm chỉ nên công ty phát triển rất tốt, tôi hoàn toàn làm chủ công ty này.
Quen được một năm thì tình hình khá ổn, điều kiện khá nên chúng tôi hay đi chơi đây đó, ăn uống những nhà hàng sang trọng, khi tôi trả, khi em trả, khi cả hai cùng chia tiền, nói chung chưa bao giờ thắc mắc nhau tiền bạc.
Tôi thành tâm muốn lấy em làm vợ, hai bên gia đình cũng gặp nhau và mọi thứ đều thuận lợi. |
Đi chơi ở nước ngoài có khi tôi kêu thư ký đặt hết tôi trả tiền, có khi tôi mua vé máy bay em đặt phòng khách sạn thì em trả tiền. Tôi đưa tiền bao giờ em cũng nói không cần, quà cáp đắt tiền quá em cũng không lấy, cái đắt tiền nhất em nhận của tôi là chiếc túi hơn ngàn đô tôi tặng hôm sinh nhật.
Tôi thành tâm muốn lấy em làm vợ, hai bên gia đình cũng gặp nhau và mọi thứ đều thuận lợi. Khi chuẩn bị đám hỏi thì em đặt vấn đề đời sống gia đình sẽ như thế nào, sống chung hay riêng, tài chính trong nhà.
Tôi hơi bất ngờ, nói em cứ yên tâm, tôi sẽ để em không thiếu thứ gì vì đã có sẵn nhà, xe, rước em về em muốn gì tôi cũng chiều. Em hỏi tôi có ý thức được là sau khi lấy nhau em sẽ đồng sở hữu các tài sản tôi hiện có không, và sau đám cưới em sẽ là tay hòm chìa khóa quản lý tài sản hai vợ chồng kiếm được không? Em nói luôn có thể không quan tâm khối tài sản trước hôn nhân nhưng kể từ ngày cưới em về làm vợ, của nả sẽ “của chồng công vợ”, là của chung.
Tôi hơi ngỡ ngàng, đành rằng em không nói sai nhưng xưa giờ tôi chỉ nghĩ cưới em về nuông chiều chăm sóc, chưa nghĩ đến việc em quản lý tài sản của tôi rồi còn cả vốn liếng đầu tư. Tôi bảo chuyện làm ăn em không cần lo, em bảo không lo nhưng chồng em có bao nhiêu tiền em phải biết.
Em cũng nhấn mạnh mình phải có quyền bàn bạc quyết định cùng chồng tiền để làm gì, cho ai, thế nào, đầu tư chuyện gì. Rằng em cũng là trưởng phòng ở một cơ quan, đủ kiến thức lẫn vị trí trong gia đình để gánh vác và có quyền.Mô tả ảnh. |
Em cũng nhấn mạnh mình phải có quyền bàn bạc quyết định cùng chồng tiền để làm gì, cho ai, thế nào, đầu tư chuyện gì. Rằng em cũng là trưởng phòng ở một cơ quan, đủ kiến thức lẫn vị trí trong gia đình để gánh vác và có quyền.
Tôi trả lời rằng em cứ ngoan ngoãn làm vợ tôi, tôi không tiếc thứ gì cho em nhưng cũng đừng quá quản lý tôi. Em bèn bảo làm vợ tôi chứ không phải búp bê hay ôsin tôi mua về, còn nếu tôi tiếc khối tài sản ấy thì cưới khối tài sản làm vợ, nếu chưa đủ tin tưởng hay chưa sẵn sàng yêu em đến nỗi mất hết cũng muốn cưới em thì đừng cưới. Cãi nhau vài lần chúng tôi chia tay. Không phải tôi quá tính toán nhưng tôi cũng thấy em đòi hỏi và đòi chia tay.
Tôi vẫn còn yêu em nhiều, không nói với ai về lý do chia tay của hai đứa. Gần hai năm sau tôi quen linh tinh vài người nhưng vẫn không quên được em và chưa muốn lấy ai khác, anh của em kể tôi nghe em quen một anh kỹ sư công tác trong công ty nhà nước, vừa đi dạy vừa đi làm, lương ngót nghét 10 triệu nhưng chật vật vì anh ta còn mẹ già ở quê, vậy mà em nằng nặc đòi cưới anh ta. Tôi hẹn em ra, em thản nhiên nói: vì anh ấy có chục triệu nhưng đưa em hết, chuyện lo cho gia đình của anh ấy em cũng thu vén.
Giờ hai đứa em đang để dành tiền mua căn hộ nhỏ chưa đến 80m2, anh ấy cho em cảm giác em là bà hoàng. Em ngày xưa chỉ là một vẻ đẹp anh thấy thích, đụng tới một chút chuyện tài sản là anh còn xem nó quý báu hơn em.
Giờ tôi phải làm sao để giành lại em đây?
Hài hước nhật ký 7 ngày chăm vợ đẻ của ông chồng 9X Tới lúc vợ vào phòng đẻ, cô y tá kêu chuẩn bị quần áo, tã cho em bé đi, cả bỉm cho mẹ nữa. Chồng nghe xong mặt đần thối ra... |