Sao chổi Neowise hay còn gọi là C/2020 F3, được kính viễn vọng không gian Neowise phát hiện vào tháng 3. Nó đã sống sót để không bị thiêu rụi khi tiếp cận gần mặt trời và đang tiếp tục hành trình trong không gian.
Từ ngày 7/7, người yêu thích thiên văn sẽ có thể quan sát được sao chổi này trên bầu trời bằng ống nhòm, hay thậm chí một số nơi quan sát được bằng mắt thường. Đến giữa tháng 7, sao chổi Neowise sẽ xuất hiện ở khoảng 10 độ phía trên đường chân trời đông bắc trong vòng một tiếng trước bình minh. Từ giữa tháng 7 trở đi, người yêu thiên văn có thể quan sát nó tốt nhất vào buổi tối ở phía trên đường chân trời tây bắc.
Theo NASA cho biết, Neowise sẽ bay qua gần Trái Đất nhất vào ngày 22/7, với khoảng cách 103 triệu km. Sao chổi này mất khoảng 7.000 năm để hoàn thành một vòng quỹ đạo dài. Do đó, vài nghìn năm tới, nó sẽ không ghé thăm vùng không gian phía trong của hệ Mặt Trời lần thứ hai.
Sao chổi Neowise là sao chổi sáng nhất có thể nhìn thấy từ Bắc bán cầu trong một phần tư thế kỷ qua. Khỏang cách gần với mặt trời đã khiến bụi và khí đốt trên bề mặt của nó bị đốt cháy vẽ nên một vệt đuôi kéo dài tới 5km trên đường đi.
Dù cho có thể nhìn thấy bằng mắt thường trên bầu trời đêm, nhưng NASA khuyến cáo những người yêu thiên văn nên sử dụng ống nhòm để có thể chiêm ngưỡng toàn diện Neowise.