Từ chiếc găng tay đánh rơi đến sự hi sinh suốt đời của em trai dành cho chị gái

09:00, Thứ hai 21/05/2018

( PHUNUTODAY ) - Nếu bạn là người yêu thương và trân quý gia đình, chắc chắn bạn sẽ khóc khi đọc câu chuyện cảm động này.

 Tôi sinh ra tại một ngôi làng hẻo lánh ở vùng núi, cha mẹ tôi ngày ngày tất bật cày bừa với những thửa ruộng khô cằn. Một ngày kia, tôi muốn mua một chiếc khăn tay, đứa con gái nào tầm tuổi tôi cũng đều có cả. Vì vậy, tôi lén lấy 50 cent trong ngăn kéo của cha tôi. Khi cha phát hiện ra bị mất tiền, ông đã nghiêm mặt hỏi tôi và em trai rằng “Ai đã lấy trộm tiền?”.

Tôi quá sợ hãi nên chẳng dám thú nhận là mình là người lấy cắp số tiền ấy. Cha thấy không ai chịu thừa nhận nên ông nói: “Nếu không ai chịu thừa nhận thì cả hai đứa con đều phải chịu phạt”. Bất ngờ, em trai tôi nắm chặt tay cha và nói: “Cha, chính con đã trộm tiền ạ!”. Kết quả là em trai tôi đã phải chịu những lời mắng mỏ và hình phạt từ cha thay cho tôi.

3924700934_565df36b12_o

Nửa đêm hôm đó, tôi chợt òa khóc thật to. Em trai tôi liền che miệng tôi lại và nói: “Chị đừng khóc nữa. Dù sao thì chuyện cũng đã xảy ra rồi”. Tôi chẳng bao giờ quên được vẻ mặt của em trai khi đứng ra bảo vệ tôi. Năm đó, nó mới lên 8 còn tôi 11 tuổi. Tôi vẫn luôn tự trách mình sao khi đó chẳng có can đảm để thú nhận tội lỗi. Nhiều năm trôi qua, kí ức ngày ấy vẫn hiện lên rõ nét trong tâm trí tôi như vừa mới xảy ra ngày hôm qua.

Khi em tôi học hết cấp 2, nó thi đỗ vào một trường cấp 3 ở trung tâm thị trấn. Cùng lúc ấy, tôi cũng nhận được giấy báo đỗ Đại học ở tỉnh. Đêm hôm ấy, cha chúng tôi ngồi ngoài sân, đốt hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác. Tôi nghe thấy tiếng cha hỏi mẹ rằng: “Kết quả thi của cả hai đứa nhà mình đều rất tốt phải không?”.

Mẹ tôi len lén chùi nước mắt rồi thở dài: “Thế thì sao chứ? Chúng ta đâu đủ điều kiện kinh tế để chu cấp cho việc học của cả hai đứa nó”. Ngay lúc đó, em trai tôi chạy ra và nói với cha: “Cha ơi, con không cần học lên cao nữa. Con đã đọc sách đủ nhiều rồi”.

Cha tôi rất giận, ông lớn tiếng quát: “Sao con lại bàn lùi như thế? Kể cả cha có phải đi ăn xin từng đồng trên đồng, cha cũng để cả hai đứa được học hành tử tế”. Sau đó, ông bắt đầu gõ cửa từng nhà trong xóm để vay tiền.

Tôi xoa đầu em trai và bảo: “Em là con trai, em cần phải tiếp tục việc học. Nếu không, em sẽ không thể thoát khỏi cảnh nghèo, giống như nhà chúng ta bây giờ”. Tôi khi đó đã quyết tâm không học lên Đại học nữa. Thế nhưng, không ai ngờ rằng tảng sáng ngày hôm sau, em trai tôi đã lén bỏ nhà đi, mang theo vài bộ quần áo cũ rách và một ít lương khô. Nó để lại lời nhắn trên gối của tôi rằng: “Chị à, thi đỗ Đại học đâu phải diều dễ dàng. Chị hãy tiếp tục việc học. Em sẽ đi tìm việc làm và gửi tiền về cho chị”. Nắm chặt tờ giấy trong tay, tôi khóc ướt gối.

Với số tiền cha đi vay mượn cùng những đồng tiền em trai tôi gom góp từ công việc khuân vác bao xi măng tại công trường, tôi đã học tới năm thứ 3 Đại học. Năm đó, em tôi 17 còn tôi 20 tuổi. Một ngày kia, bạn cùng phòng chạy vào bảo tôi rằng “Có một người cùng làng đang đợi cậu bên ngoài đó!”. Tôi ngạc nhiên người cùng làng nào nhỉ, sao người ta lại đến tìm tôi. Tôi bước ra ngoài và nhìn thấy khuôn mặt quen thuộc của em trai mình.

Cả người em tôi dính đầy bụi bẩn, xi măng và cát. Tôi hỏi nó: “Sao em không bảo với bạn chị rằng em là em trai chị?”. Nó nhoẻn cười trả lời: “Trông em nhếch nhác thế này. Họ mà biết em là em trai chị rồi họ cười nhạo chị thì sao?”. Trái tim tôi như bị cái gì đó chạm mạnh vào, nước mắt trào ra và tôi nghẹn ngào: “Chị không quan tâm mọi người nói gì. Dù em trông như thế nào, em vẫn là em trai của chị”.

khoanh-khac-au-tho-giadinhvn-740-1442

Em tôi lại cười hiền lành, rồi nó rút trong túi áo ra một chiếc kẹp tóc hình con bướm. Nó nhẹ nhàng cài lên tóc tôi rồi bảo “Em thấy mấy đứa con gái trong thị trấn hay đeo cái này. Em nghĩ chị cũng nên có một cái”. Tôi không thể kìm được dòng cảm xúc nữa, tôi ôm chầm lấy em trai mà khóc nức nở. Năm ấy, em trai tôi 20 tuổi còn tôi đã 23.

Về sau, tôi kết hôn và sống ở thành phố. Nhiều lần vợ chồng tôi muốn đón cha mẹ lên sống cùng mình nhưng họ không chịu. Họ bảo rằng nếu rời bỏ đồng ruộng, họ sẽ chẳng biết làm gì cho hết ngày. Em trai tôi cũng đồng ý với suy nghĩ của cha mẹ. nó bảo tôi rằng: “Chị cứ yên tâm chăm sóc cho cha mẹ chồng. Cha mẹ ở nhà đã có em lo”.

Năm đó, nó 26 tuổi còn tôi đã là phụ nữ 29 tuổi có gia đình. Năm 30 tuổi, em tôi cưới một cô gái cùng làng. Trong đám cưới, người chủ trì hôn lễ đã hỏi nó rằng: “Ai là người cháu thương yêu và tôn trọng nhất?”.

Chẳng cần phải suy nghĩ một giây nào, em tôi liền trả lời: “Người đó là chị cháu”. Và rồi nó bắt đầu kể lại một câu chuyện mà chính tôi đã không còn nhớ rõ:

“Khi cháu học tiểu học, trường học ở làng bên. Mỗi ngày, chị em cháu đều phải đi bộ 2 tiếng đồng hồ để tới trường và về nhà. Một ngày, cháu đánh mất một chiếc găng tay. Chị đã lập tức đưa cho cháu chiếc găng của chị. Chị đi bộ về nhà khi trên tay chỉ có một chiếc găng. Về đến nhà, tay chị run lên vì lạnh, thậm chí chị còn không cầm nổi đũa để ăn cơm. Từ ngày ấy, cháu đã thề rằng chỉ cần cháu còn sống ngày nào, cháu sẽ chăm sóc và đối xử tốt với chị”.

Những tràng vỗ tay vang lên, tất cả khách mời đều hướng mắt nhìn về phía tôi đứng. Tôi thực sự không thể nói gì ngoài câu: “Cả cuộc đời tôi, người tôi biết ơn nhiều nhất chính là em trai tôi”. Và trong dịp vui này, đứng trước bao người, nước mắt lại chảy dài trên khuôn mặt tôi một lần nữa.

Từ thuở nhỏ khi cắp sách đến trường ai trong chúng ta cũng đều được dạy những điều hay lẽ phải và một trong những điều hay ấy chính là biết tôn trọng tình cảm anh em, chị em ruột thịt trong gia đình. Sách có câu "Anh em như thể chân tay. Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần" quả thật đúng vậy từ xa xưa đến nay người Việt chúng ta có truyền thống xem trọng huyết thống, xem trọng tình cảm anh em. Dù có làm việc gì thì anh em ruột thịt vẫn luôn là những người đầu tiên và sẵn sàng đứng ra quan tâm lo lắng chúng ta.

Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai

Xin đừng làm, nói đơn sai

Tin mình đừng sợ những lời dèm pha

An hem một họ một nhà

Thương nhau chân thật đường xa cũng gần

 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc