Chiến hạm cũ TQ bao vây hạm đội siêu mạnh Ấn Độ

13:34, Thứ hai 02/06/2014

( PHUNUTODAY ) - Ở khu vực Ấn Độ Dương, tàu mặt nước của hải quân Ấn Độ là bá chủ, vây quanh là các chiến hạm cũ kiểu TQ của các nước láng giềng.

Tàu tác chiến mặt nước chủ yếu của Hải quân châu Á chủ yếu là các tàu khu trục và tàu hộ vệ, tuy nhiên hải quân một số nước lại ưa chuộng các tàu hộ vệ hạng nhẹ có lượng giãn nước từ 500-2000 tấn, nhưng khi tác chiến ngoài khu vực duyên hải, tàu chiến càng lớn thì càng có sức ảnh hưởng càng cao.

Mô tả ảnh.
Các tàu hộ vệ và khu trục tên lửa là nòng cốt trong lực lượng hộ tống tàu sân bay Ấn Độ.

Đầu thế kỷ trước, khu trục hạm đã dần dần phát triển. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, chiến hạm này là “người bảo vệ” cho đội thương thuyền và các chiến hạm Hải quân quan trọng khác, cũng là công cụ phóng ngư lôi tiến công chiến hạm đối phương.

Sự phát triển của tên lửa hạm đối hạm khiến cho ngư lôi trở thành một loại vũ khí “cổ lỗ sĩ” trong tác chiến chống tàu nổi. Ngày nay, tất cả các khu trục hạm đều được bố trí tên lửa hạm đối hạm để làm nhiệm vụ tác chiến mặt nước.

Song song với quá trình trên, tàu hộ vệ cũng dần chuyển biến từ tàu 1 cột buồm làm nhiệm vụ chống ngầm trong chiến tranh thế giới thứ nhất, thành tàu hộ vệ đa nhiệm. Tàu hộ vệ thông thường chỉ làm nhiệm vụ chống ngầm nhưng sau khi được trang bị tên lửa chống hạm nó có thể đảm đương nhiệm vụ tác chiến đối hạm, hơn nữa, sau khi trang bị tên lửa đất đối không nó còn có khả năng phòng không nhất định.

Mô tả ảnh.
Mô hình thiết kế khu trục hạm lớp Kolkata.

Một số tàu châu Á vẫn còn sử dụng các định nghĩa cổ điển nên đôi khi những tàu được gọi là “khu trục hạm” thực sự là không phù hợp lắm. Ví dụ, JS Hyùga (DDG-181) của Nhật được xếp loại “tàu khu trục mang máy bay trực thăng”, nhưng trên thực tế nó lại là tàu sân bay mang trực thăng chống ngầm.

Để tiện cho việc so sánh, đánh giá, bài viết trên Tạp chí “Bình luận quân sự châu Á” (ASIAN MILITARY REVIEW) của Thái Lan chia hải quân châu Á thành 4 khu vực là: Ấn Độ Dương, châu Đại Dương, Biển Đông và khu vực Đông Á.

Trong khu vực Ấn Độ Dương, Hải quân Ấn Độ rõ ràng chiếm vị trí số 1, họ có lực lượng tàu khu trục cực kỳ mạnh mẽ. Hải quân Ấn Độ hiện được trang bị 3 khu trục hạm Delhi thuộc Project 15 và 8 tàu khu trục đa năng lớp Rajput (Kashin-2) do Nga sản xuất, sắp tới lực lượng này sẽ còn mạnh hơn với sự xuất hiện của các khu trục hạm lớp Kolkata và Bangalore.

Về cơ bản, các hệ thống phòng thủ khu vực của Hải quân Ấn Độ đã quá lỗi thời. Tuy nhiên hiện nay, một số tàu khu trục lớp Delhi đã được trang bị hệ thống tên lửa phòng không hạm Barak-I do công ty hệ thống phòng thủ tiên tiến Rafael của Israel sản xuất, đã nâng cao khả năng phòng không của tàu.

Mô tả ảnh.
Tàu khu trục đa năng INS Ranvir lớp Rajput phóng tên lửa hạm đối hạm BrahMos.


Hệ thống phòng không dạng điểm Barak-1 và hệ thống phòng không khu vực Barak-8 sẽ là vũ khí phòng không chủ lực trên 3 khu trục lớp Kolkata thuộc Project 15A hiện đang đóng. Được biết, Ấn Độ sẽ đóng tới 7 tàu khu trục lớp Kolkata và 4 tàu lớp Bangalore cải tiến (Project 15B).

Tàu khu trục lớp Kolkata được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh với khả năng tấn công và phòng thủ toàn diện.

Về khả năng chống hạm, tàu được trang bị 4 hệ thống phóng thẳng đứng với 16 tên lửa hạm đối hạm BrahMos. Đây là loại tên lửa chống hạm có tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay với tầm bắn lên đến 300km. BrahMos thực sự là cơn ác mộng cho bất kỳ tàu chiến nào.

Về khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa, tàu khu trục lớp Kolkata sử dụng 3 loại tên lửa siêu âm khác nhau cho nhiệm vụ chống máy bay, đánh chặn tên lửa đạn đạo và tên lửa chống hạm với đủ tầm cao, tầm trung và tầm thấp.

Về đánh chặn tầm xa, tàu sử dụng 8 hệ thống phóng thắng đứng VLS cho tên lửa đánh chặn tầm xa AAD do Ấn Độ tự lực phát triển. Loại tên lửa này có tầm bắn lên đến 200km và có khả năng đánh chặn cả tên lửa đạn đạo.

Mô tả ảnh.
Khinh hạm Tarkash thuộc lớp Talwar được bàn giao cho Ấn Độ tại cảng Mumbai vào ngày 30/12/2012.

Về đánh chặn tầm trung, tàu sử dụng 48 tên lửa đánh chặn Barak-8 với tầm bắn 70km, tên lửa có khả năng hoạt động độc lập rất cao và gần như không phải phụ thuộc vào hệ thống nhắm mục tiêu hay dẫn đường của bệ phóng. Ở tầm ngắn, tàu sở hữu 32 tên lửa đánh chặn Barak-1 với tầm bắn 12 km.

Bất kỳ tên lửa chống hạm, hay máy bay chiến đấu nào trước khi uy hiếp tàu khu trục lớp Kolkata phải vượt qua 3 hệ thống đánh chặn nói trên.

Pháo chính sử dụng trên tàu là loại A-190E 100mm, có tốc độ bắn tối đa 60 viên/phút với tầm bắn hiệu quả 15,2km. Về tác chiến chống ngầm, tàu được trang bị 2 cụm phóng ngư lôi 533mm với 2 ống phóng/cụm, 2 hệ thống phóng rocket chống ngầm RBU-6000.

Hiện nay Hải quân Ấn Độ có hơn chục chiếc tàu hộ vệ, đa số đều là tàu lớp Godavari (Type 16) và Brahmaputra (Type 16A) thiết kế sản xuất dựa trên tàu hộ vệ lớp Leander (Type 12I) của Anh, ngoài tàu hộ vệ lớp Nilgiri thì tất cả các tàu hộ vệ khác đều không có khả năng chống ngầm vì được sản xuất theo công nghệ ở thập niên 70.

Tuy các tàu chiến này vẫn phát huy tác dụng của nó, nhưng do được thiết kế theo công nghệ quá cũ nên nó đang dần được thay thế bằng các tàu hộ vệ lớp Shivalik (Project 17) do Ấn Độ tự đóng và tàu lớp Talwar (Project 1135.6) do Nga chế tạo.

Mô tả ảnh.
Trung Quốc đang đẩy mạnh xuất khẩu tàu hộ vệ cũ thế hệ 053 (Ảnh: Tàu hộ vệ Type 053H1 - lớp Giang Hồ II số hiệu 534 Kim Hoa)

Hai loại tàu này đều là tàu hộ vệ đa năng, có khả năng tác chiến rất mạnh. Hải quân Ấn Độ đã đặt mua 7 chiếc lớp Shivalik và 9 chiếc lớp Talwar. Sau khi sử dụng, New Delhi rất hứng thú với hai lớp tàu này nên đã đặt thêm 8 chiếc lớp Talwar và 7 chiếc lớp Shivalik.

Khinh hạm lớp Talwar (11356) là phiên bản xuất khẩu của tàu hộ vệ lớp Krivak III (còn gọi là Nerey) thuộc dự án 11356M của Nga. Tàu có lượng giãn nước không tải 3850 tấn, đầy tải 4035 tấn, chiều dài 124,8m, rộng 14,2m, mớn nước 4,2m.

Mỗi chiếc khinh hạm này được trang bị 8 quả tên lửa hành trình đối hạm siêu âm BrahMos và hệ thống tên lửa phòng không Shtil. Ngoài ra, nó còn được trang bị một pháo hạm 100 mm A-190E, hai hệ thống pháo/tên lửa phòng không tầm gần (CIWS) Kashtan, 2 cụm, mỗi cụm 2 ống phóng ngư lôi 533mm.

Trong khi Ấn Độ sử dụng tàu mặt nước làm phương tiện vận chuyển lực lượng chi viện, đồng thời bảo vệ tuyến hàng hải trên Ấn Độ Dương và hộ tống cụm tàu sân bay, thì các nước láng giềng của họ cũng đang nỗ lực xây dựng năng lực bảo vệ xa bờ.

Mô tả ảnh.
Các nước láng giềng của Ấn Độ ở Ấn Độ Dương sở hữu nhiều chiến hạm cũ của Trung Quốc, lắp đặt tên lửa chống hạm thế hệ YJ-8.

Nước láng giềng Pakistan được trang bị 11 chiếc tàu hộ vệ, bao gồm 6 tàu lớp Tariq (Type 21), chủ yếu làm nhiệm vụ chống ngầm, trải qua nhiều lần nâng cấp từng phần nó đã đạt được khả năng tác chiến mặt nước nhất định. Theo kế hoạch, lớp tàu này sẽ thải loại trước năm 2020 và được thay thế bằng 4 tàu hộ vệ tên lửa lớp Sword (Type 22P) do Trung Quốc sản xuất.

Tàu hộ vệ lớp Sword được Trung Quốc chế tạo cho hải quân Pakistan, dựa trên phiên bản tàu hộ vệ lớp Giang Vệ (Type 053), là lớp tàu hộ vệ Trung Quốc đang từng bước thải loại trong lực lượng hải quân nước mình. Chiếc cuối cùng (chiếc thứ 4) mang tên PNS Aslat đã được bàn giao vào tháng 04/2014.

Tháng 12/2012, khinh hạm PNS Zulfiqar lớp Sword đã phóng thử nghiệm tên lửa đối đất, hiện nay vẫn không rõ tên lửa bắn thử nghiệm là tên lửa chống hạm C802 do Viện nghiên cứu kỹ thuật cơ điện Hải Ưng Trung Quốc thiết kế hay là tên lửa hành trình được thiết kế chuyên dụng cho lớp tàu hộ vệ này.

Pakistan cũng mong muốn đặt mua 6 khinh hạm đa năng mang tên lửa lớp Oliver Hazard Perry (FFG-7). Tuy hiện nay Hải quân Pakistan cũng được trang bị 1 chiếc thuộc lớp này nhưng khinh hạm mang tên Alamgir không có bất kỳ khả năng phòng không nào, bởi vì hệ thống phóng tên lửa lạc hậu đã được gỡ bỏ.

Mô tả ảnh.
Tàu hộ vệ tên lửa PNS Shamsheer (252) của Pakistan thuộc Type 22P, lớp Zulfiquar (Sword), là phiên bản xuất khẩu của tàu hộ vệ lớp Giang Vệ (Type 053) Trung Quốc.

Các khinh hạm này đều có khả năng nâng cấp thành một tàu hộ vệ đúng nghĩa, giống như tàu hộ vệ lớp Adelaide của Hải quân Hoàng gia Australia hoặc tàu hộ vệ lớp Thành Công, một phiên bản sản xuất tại Đài Loan của tàu hộ vệ lớp Oliver Hazard Perry.

Một quốc gia khá gần gũi với Trung Quốc là Bangladesh được trang bị 2 tàu hộ vệ do Hàn Quốc và Trung Quốc sản xuất, thiếu khả năng phòng không. Ngoài ra, Hải quân nước này còn mua lại 3 tàu hộ vệ già cũ, đã loại biên của Hải quân Anh.

Theo nguồn tin công khai của Bộ quốc phòng nước này, Bangladesh đã đặt mua tàu hộ vệ lớp Giang Vệ I (Type 053H2) của Trung Quốc, đồng thời cũng có kế hoạch mua tàu hộ vệ lớp Ulsan của Hàn Quốc.

Ngoài ra, Hải quân Bangladesh cũng giành được mua tàu tuần tra Dallas lớp Hamilton của lực lượng cảnh sát biển Mỹ thải loại, sau đó sẽ tiến hành lắp đặt tên lửa hạm đối hạm C-802 và FM-90 do Tổng công ty xuất nhập khẩu máy móc chính xác Trung Quốc nghiên cứu, chế tạo.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Cao Thị Thủy
TIN MỚI CẬP NHẬT