(Phunutoday) - Thấy trong người khang khác, lại thường hay bị đau bụng dưới, chị Thanh quyết định đi khám. Bác sĩ kết luận chị bị u nang buồng trứng từ khá lâu, và do không có biện pháp can thiệp trong thời gian dài nên cái u đang phát triển lớn lên và có dấu hiệu vỡ ra, khiến chị rất đau và khó chịu. Bác sĩ chỉ định chị phải phẫu thuật sớm để loại bỏ u nang, tránh gây những biến chứng không mong muốn về sau.
Cũng may là chị đi khám sớm và được phẫu thuật kịp thời nên sức khỏe của chị cũng không bị ảnh hưởng nhiều và chị cũng nhanh hồi phục sức khỏe. Nằm trong bệnh viện, ai đến thăm chị cũng tíu tít kể chuyện mình may mắn ra sao. Bất cứ chị em nào vào thăm cũng được chị Thanh khuyên là nên quan tâm đến mình hơn, đừng coi nhẹ việc đi khám phụ khoa hàng năm để rồi bị như chị thì khổ lắm.
Trên thực tế, u nang buồng trứng không phải là bệnh hiếm gặp. Bệnh này có thể gặp ở hầu hết phụ nữ, chỉ có điều khác nhau với từng người, có người bệnh phát triển nặng hơn, có người có bệnh nhưng không ảnh hưởng gì.
Trên thực tế, u nang buồng trứng không phải là bệnh hiếm gặp. |
Để hiểu kĩ hơn về u nang buồng trứng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu u nang buồng trứng là gì?
U nang buồng trứng là những túi chứa đầy chất lỏng xuất hiện ở một trong hai bên buồng trứng hoặc trên bề mặt của buồng trứng. Mọi phụ nữ đều có hai buồng trứng và được đặt trên cả hai mặt của tử cung.
Nhiều phụ nữ có u nang buồng trứng, nếu u nang buồng trứng bị vỡ có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng là dẫn đến một u nang lớn hơn và có thể gây khó chịu hơn.
Để ngăn ngừa u nang buồng trứng, chị em có thể làm một số điều nhất định như khám phụ khoa ít nhất một lần một năm.
Những triệu chứng nhận biết khi bị u nang buồng trứng
Có những triệu chứng nhất định cảnh báo khả năng chị em có thể bị u nang buồng trứng là đau vùng chậu, chu kì kinh nguyệt không đều, đau khi đi tiêu, đau khi giao hợp, có cảm giác nặng ở bụng và nôn mửa hoặc đau vùng ngực.
Để ngăn ngừa u nang buồng trứng, chị em cần đi khám phụ khoa ít nhất một lần một năm. |
Điều quan trọng cần lưu ý là nếu thấy có dấu hiệu đau vùng chậu, hoặc đau đi kèm với sốt, chị em cần đi khám bác sĩ ngay. Ngoài ra, nếu thấy các triệu chứng như da lạnh, thở nhanh và cảm thấy chóng mặt, chị em cũng đừng chần chừ việc đi khám, vì những dấu hiệu này có thể xuất hiện khi bệnh đã trở nặng hơn.
Những người có nguy cơ bị u nang buồng trứng cao hơn cả
Mặc dù u nang buồng trứng là bệnh khá phổ biến ở phái nữ và khá nhiều chị em mắc phải, nhất là những chị em ở độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Tuy nhiên, có một số đối tượng chị em có nguy cơ bị bệnh cao hơn hẳn só với các chị em khác. Đó là những người:
- có lịch sử gia đình có người bị u nang buồng trứng
- có chu kì kinh nguyệt không đều
- đã từng bị u nang buồng trứng
- thừa cân, béo phù
- vô sinh
- có triệu chứng suy giáp hoặc đã quá hóa trị liệu.
Có một số đối tượng chị em có nguy cơ bị bệnh cao hơn hẳn só với các chị em khác. |
Ngoài ra, có rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến bệnh u nang buồng trứng, nhưng các bác sĩ phụ khoa đưa ra 5 nguyên nhân cơ bản sau đây:
- Đã từng bị sẩy thai.
- Do có kinh sớm hơn bình thường.
- Do nội tiết bị phá huỷ.
- Chức năng của tuyến giáp bị giảm.
- Các nang trứng đã chín vì lý do gì đó bị "tiêu hủy".
U nang buồng trứng có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm
Một số trường hợp mới đầu là u lành tính, nhưng nếu được phát hiện muộn hoặc không tiến hành chữa trị kịp thời có thể dẫn đến u ác tính. Tuy nhiên chỉ có một số ít trường hợp là u ác tính, dễ dẫn đến tử vong.
Tuy nhiên chỉ có một số ít trường hợp là u ác tính, dễ dẫn đến tử vong. |
Các biến chứng có thể xảy ra của tình trạng u nang buồng trứng là:
- Xoắn u nang: Có thể xảy ra với bất kỳ loại u nào. Khi u xoắn bệnh nhân đau bụng dữ dội, liên tục, có thể buồn nôn, nôn, đôi khi có thể choáng vì đau.
- Vỡ nang: Bệnh nhân thường đau bụng đột ngột, liên tục, hạ vị và hai hố chậu ấn đau, có phản ứng. Một số trường hợp vỡ nang gây chảy máu trong, bệnh nhân có thể choáng mất máu.
- Chèn ép các tạng xung quanh: Biến chứng này thường muộn, khi u đã phát triển lâu, kích thước lớn. U chèn ép bàng quang gây đái rắt, chèn ép trực tràng gây táo bón, đôi khi chèn ép niệu quản gây ứ nước bể thận.
Bệnh nhân thường đau bụng đột ngột, liên tục |
Có những trường hợp, u nang buồng trứng phát triển thành ung thư buồng trứng. Trong trường hợp này, một số phương pháp sẽ được dùng để điều trị là hóa trị liệu. Hóa trị liệu có tác dụng phụ như nôn mửa và rụng tóc sau mỗi lần điều trị kết thúc.
Bức xạ cũng là một lựa chọn điều trị ung thư buồng trứng. X-quang có thể thu nhỏ hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp điều trị này được tiến hành từ bên ngoài của cơ thể hoặc đặt bên trong cơ thể. Tuy nhiên, phương pháp này có khá nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên nó không thường xuyên được khuyến khích sử dụng.
Mặc dù không có biện pháp phòng ngừa u nang buồng trứng, nhưng chị em phụ nữ có thể làm giảm cơ hội của u nang buồng trứng bằng cách ăn thức ăn lành mạnh, hạn chế căng thẳng, bổ sung giúp tăng cường hệ thống nội tiết tố và luôn lưu ý đến việc thường xuyên đi khám và kiểm tra sức khỏe định kì.
- Thanh Huyền