Đời sống) - PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện hành chính Quốc gia mới đây đã chia sẻ với báo chí về chuyện chạy công chức, chạy quyền.
[links()]
Là người có nhiều năm nghiên cứu về hành chính và là trưởng ban chấm thi nâng ngạch công chức PGS.TS Nguyễn Hữu Tri hiểu rõ bản chất của sự việc ‘chạy' công chức mới đây ông Trần Trọng Dực, chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy Hà Nội có nêu.
TS Nguyễn Hữu Tri chia sẻ quan điểm: "Tôi đã nhiều lần đặt câu hỏi cho các lớp học khi tham gia giảng bài ở đó rằng tại sao lại phê phán việc chạy chức chạy quyền. Trên thế giới này chạy chức chạy quyền nhiều chứ (?!). Obama phải ‘chạy’ vào Nhà Trắng, Putin phải ‘chạy’ vào nhà đỏ thì việc chạy vào chức, quyền của Việt Nam cũng là dễ hiểu."
TS Tri cũng cho biết thêm: "Ai muốn có chức, có quyền và điều này chưa thể khẳng định là xấu. Bản thân tôi cũng từng nói với nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu rằng tôi cũng muốn chạy để có chức. Vào để tôi có cơ hội đóng góp được nhiều hơn. Cho nên đừng nhầm lẫn giữa cái người ta muốn chức với mục tiêu vào chức ấy để lời dụng, kiếm lời cho cá nhân, có hại cho cái chung."
Chúng ta không quan niệm cơ chế thị trường trong công tác tổ chức cán bộ nên mới dẫn đến tình trạng để cho nó phát triển ngầm của quy luật này, mới sinh ra chạy chức, chạy quyền. ảnh: Bích Ngọc |
Theo ông, việc chạy công chức cũng là vận dụng cơ chế thị trường trong đời sống xã hội, hay cụ thể hơn là công tác tổ chức cán bộ. Vì chúng ta không thừa nhận nên mới để nó chạy ngầm để rồi phê phán. Thậm chí còn phê phán cả tư tưởng chạy chức, chạy quyền. Thử hỏi trên trái đất này có ai không muốn chức quyền(?!). Chúng ta đừng nhầm lẫn khi làm yếu kém rồi quy kết ngược trở lại như vậy.
TS Nguyễn Hữu Tri giải thích rõ hơn: "Nếu chúng ta thừa nhận cơ chế thị trường thì chính những người làm quản lý lãnh đạo phải chủ động thiết lập theo luật định cho nó chạy. Chạy công khai thì tiền sẽ nổi lên, Nhà nước quản lý được. Nếu đụng vào luật thì sẽ xử lý và sẽ không có những khoản ngầm chảy vào túi ai hết.".
Giám đốc Sở Nội vụ Trần Huy Sáng. Ảnh: ĐL |
Ý kiến của TS Tri được Đất Việt đăng tải ngày 23/1/2013, sau khi ông Trần Huy Sáng, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội cho biết 3 đoàn kiểm tra tại các quận huyện trên cho thấy, đến ngày 4/1 chưa phát hiện trường hợp nào đưa và nhận tiền để chạy công chức, kể cả sai phạm tại huyện Ứng Hòa.
Ông Sáng tái khẳng định: "thông tin chạy biên chế 100 triệu đồng mà Trưởng ban Kiểm tra Thành ủy đưa ra chỉ là tin đồn của dư luận".
Như vậy, sau phát biểu của ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội về việc chạy công chức ở Hà Nội 100 triệu đồng trong cuộc họp HĐND TP Hà Nội, Hà Nội thành lập đến 3 đoàn kiểm tra để xác minh vụ việc nhưng vẫn chưa phát hiện trường hợp nào chạy công chức.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, luật hóa chuyện chạy công chức đồng nghĩa với hợp pháp hóa việc chạy công chức.
- P.V (tổng hợp)