Chủ quan khi bị đau bụng ở tuần thứ 35, mẹ nguy kịch, con không giữ được

( PHUNUTODAY ) - Bị đau bụng dữ khi mang thai tuần thứ 35 nhưng thai phụ chủ quan, không đến viện mà chỉ nén đau ngủ tiếp.

Tờ Khám phá đưa tin, ngày 22/10 vừa qua, bệnh viện Bà mẹ trẻ em Vũ Hán mới tiếp nhận một trường hợp cấp cứu thai phụ đang mang thai 35 tuần bị đau bụng đến mức ngất xỉu. Bệnh nhân họ Trần, 35 tuổi hiện đang sống tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Theo lời chị Trần kể lại, đêm ngày 21/10, chị đột nhiên thấy bụng quặn đau nhưng do đã nửa đêm nên chị cố chịu đến sáng rồi đi bệnh viện kiểm tra. Sáng hôm sau, vừa nghe chị Trần nói mình bị đau bụng và em bé dường như ngoan hơn mọi ngày, gia đình lập tức đưa chị đến bệnh viện khám.

Khoảng 8 giờ sáng, chị Trần vừa bước đến sảnh bệnh viện thì thấy hoa mắt chóng mặt rồi ngất xỉu. "Gương mặt bệnh nhân lúc đó trắng bệch, chân tay lạnh toát, da bụng căng cứng và tim thai đã mất. Kết quả kiểm tra cho thấy ba phần tư nhau thai đã bong ra khỏi thành tử cung nên chúng tôi đưa vào mổ gấp", một y tá tại bệnh viện cho biết.

chu-quan-khi-bi-dau-bung-o-tuan-thu-35-me-nguy-kich-con-khong-giu-duoc-phunutoday.vn

Chủ quan khi bị đau bụng ở tuần thứ 35, mẹ nguy kịch, con không giữ được 

Theo thông tin trên tờ Thời đại, tử cung của bệnh nhân đã mất 2000ml huyết khối, khoang bụng mất 1000ml và vẫn đang tiếp tục xuất huyết, nếu không nhanh chóng kìm hãm tốc độ xuất huyết lại, nhiều khả năng phải cắt bỏ tử cung để cứu thai phụ. Bác sĩ chủ trị họ Tống cho biết, lúc ấy nhau thai đã bong được gần 9 tiếng đồng hồ, máu vẫn không ngừng chảy ra ngoài, tử cung đã có dấu hiệu hoại tử do xuất huyết quá lâu.

Theo báo cáo ghi lại, hôm ấy bệnh nhân đã mất hơn 4000ml máu, phải truyền thêm lượng lớn máu, hầu như đã thay toàn bộ máu trong cơ thể. Sau 4 tiếng căng thẳng trong phòng cấp cứu, tính mạng của cô Trần đã được cứu nhưng tiếc thay, thai nhi 35 tuần trong bụng đã không thể chào đời nữa do bị thiếu máu, thiếu oxy trong thời gian quá dài.

Bác sĩ Tống giải thích, tình trạng nhau thai bong non như của cô Trần là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây xuất huyết trước khi sinh. Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên nhân phát bệnh, có thể do va đập mạnh hoặc quan hệ tình dục trong thai kỳ gây nên. Chỉ riêng tại bệnh viện Bà mẹ trẻ em Vũ Hán, một tháng đã có khoảng 2-3 trường hợp nhau bong non nhưng nhờ thai phụ đến viện kịp thời nên vẫn đảm bảo được tính mạng cho cả 2 mẹ con.

Hiện tượng bong nhau thai

Với thai nhi dưới 20 tuần, hiện tượng bong nhau thai có thể được xem là một trong những tình trạng dọa sảy thai. Khi thai lớn hơn 20 tuần, tình trạng bóc tách này được gọi là nhau bong non. Mức độ nguy hiểm sẽ tùy thuộc vào độ bóc tách và số tuổi của thai nhi. Đối với những trường hợp bóc tách 10%, khả năng dưỡng thai khá cao. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ bóc tách ở 3 tháng đầu là 30%, nguy cơ sảy thai của bạn là 50%.

Triệu chứng thông thường:

– Chảy máu âm đạo, một vài trường hợp mẹ bầu sẽ không nhận thấy hiện tượng ra máu một cách rõ ràng

– Chuột rút, đau bụng hoặc đau lưng

– Co thắt thường xuyên, có một cơn co liên tục không có điểm dừng

Làm gì khi bị nhau bong non?

Trong các trường hợp nhau bong non sẽ không có hướng điều trị cụ thể, tất cả đều phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ và bé cũng như tình trạng bóc tách của bánh nhau. Không có cách giúp bạn phục hồi tình trạng của nhau thai. Các bác sĩ chỉ có thể giúp bạn đưa ra những giải pháp ngăn chặn nhau không tách thêm.

Nếu gặp tình trạng nhau bong non gần ngày dự sinh, bạn có thể sẽ phải sinh con trước thời hạn, ngay cả khi tình trạng bóc tách nhau rất ít. Nếu đang có dấu hiệu chảy máu nặng, hoặc bé cưng đang có tình trạng thiếu oxy, bạn có thể sẽ phải sinh mổ.

Những trường hợp bóc tách nhau nhưng chưa đến ngày sinh, mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, thư giãn và theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé vẫn đang ổn định. Nếu bé phải sinh sớm, bác sĩ có thể tiêm thuốc hỗ trợ sự phát triển phổi và ngăn chặn một số nguy cơ thường gặp đối với những trường hợp sinh non.

Đối với những trường hợp bong nhau thai 3 tháng đầu, thai nhi vẫn phát triển bình thường, mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều, có thể dùng thuốc hạn chế co bóp tử cung và bổ sung nội tiết tố. Mẹ bầu nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, uống nhiều nước. Tránh căng thẳng lo lắng và kiêng quan hệ trong 3 tháng đầu.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn