Chuyên gia cảnh báo việc mẹ dùng lá trầu không đắp lên ngực thông đờm cho trẻ có thể gây nguy hiểm

21:00, Thứ hai 23/10/2017

( PHUNUTODAY ) - Các chuyên gia cảnh báo phương pháp thông đờm cho trẻ bằng lá trầu không hơ nóng có thể gây nguy hiểm cho chính bé.

Trên mạng xã hội đang chia sẻ rất nhiều về việc dùng lá trầu không hơ nóng đắp lên ngực, nước mũi trẻ sẽ chảy ra ròng ròng và trẻ có thể thở dễ dàng mà không còn tình trạng khò khè nữa.

Cụ thể cách làm như sau: "Dùng 2 lá trầu không hơ trên nến cho nóng, sau đó dùng dầu thoa lên ngực trẻ và đặt một lá trầu không ở trước ngực, một lá ở sau lưng. Không cần chờ lâu nước mũi bé sẽ chảy ra ròng ròng, hệ hô hấp tốt lên trông thấy, việc hít thở của trẻ sẽ được thông suốt".

chuyen-gia-canh-bao-viec-cac-me-ru-nhau-dung-la-trau-khong-dap-len-nguc-thong-dom-cho-tre-1508727756-1-1508730926-width640height857

 Chia sẻ dùng lá trầu không chữa sổ mũi thu hút được nhiều cha mẹ.

Trước thông tin trên, các chuyên gia cho rằng, đây chỉ là lời đồn và sẽ vô cùng nguy hiểm nếu thực hiện. Theo Ths. Lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (Hà Nội), khẳng định đó chỉ là tin đồn không có giá trị chữa bệnh ho, sổ mũi cho trẻ.

Lương y Trung cho biết, hiện chưa có tài liệu nào, kể cả là đông y ghi chép về bài thuốc trị ho, sổ mũi cho trẻ bằng lá trầu không. Lá trầu không được sử dụng trong đông y chủ yếu với công dụng giảm đau, chống viêm loét… Cách dùng là lấy nước lá trầu không rửa lên vết thương, hoặc dùng để vệ sinh khi viêm nhiễm phần phụ.

Riêng việc đắp lá trầu không lên ngực trẻ chữa ho, lương y Trung cho rằng, nếu kết hợp cùng việc thoa dầu và hơ nóng lá trầu không đắp lên ngực có thể sẽ gây bỏng cho trẻ. Đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, nếu áp dụng sẽ vô cùng nguy hiểm vì da trẻ còn rất non nớt, không được dùng bất kể loại dầu có tính nóng nào bôi lên da trẻ.

27e5e711-ea33-4fd6-b523-e4cd0883889e1

Hình ảnh bé được điều trị long đờm bằng lá trầu không.

Lá trầu không gây độc cho cơ thể nhưng khi dùng cho trẻ nhỏ cần phải lưu ý tránh gây bỏng da cho trẻ. Nếu cha mẹ muốn áp dụng để kiểm chứng công hiệu thì nên sao lá sau đó để vào khăn chườm trên ngực. Hoặc để lá trước ngực sau đó dùng túi chườm nóng để lên trên.

Thực tế đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện những tin đồn về việc dùng lá cây chữa bệnh cho trẻ. Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin dùng lá bàng chữa bệnh tay chân miệng cho trẻ thu hút sự quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, phương pháp chữa bệnh tay chân miệng cho trẻ như vậy là hoàn toàn phản khoa học. Hiện nay ngay cả tây y vẫn chưa có vắc xin và thuốc đặc hiệu chữa bệnh tay chân miệng, chứ chưa nói đến phương pháp dùng lá cây chữa bệnh để chữa bệnh này.

1508727816-anh1 (1)

 Trước đó có thông tin dùng lá bàng chữa tay chân miệng.

Việc dùng lá bàng chữa tay chân miệng là hoàn toàn không đúng. Đó là chưa kể trẻ bị nhiễm trùng từ việc làm này. Khi trẻ bị tay chân miệng, phụ huynh không nên dùng các biện pháp chữa bệnh theo kiểu truyền miệng.

Hiện đang trong thời điểm giao mùa, trẻ rất hay bị ốm vặt vì thế cha mẹ cần phải chú ý chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Tuyệt đối không áp dụng các biện pháp dân gian, truyền miệng không có cơ sở khoa học. Khi trẻ bị ho, sốt, tốt nhất đưa trẻ vào các cơ sở y tế để được thăm khám và đươc điều trị theo sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Hồng Loan