Theo tôi phải có sự đánh giá công bằng, người bị loại ra thì phải được nhận xét, động viên, đừng để chúng tổn thương." />

Chuyên gia tâm lý lo Voice Kids giống Quỳnh Anh "Got Talent"

06:06, Thứ năm 28/02/2013

( PHUNUTODAY ) - align: justify;">Theo tôi phải có sự đánh giá công bằng, người bị loại ra thì phải được nhận xét, động viên, đừng để chúng tổn thương.

(Đời sống) - "Tôi cũng sợ các cháu sẽ rơi vào trường hợp tương tự như trường hợp hai mẹ con bé Quỳnh Anh Got Talent đều bị dư luận ném đá và người tổn thương nhất chính là cháu Quỳnh Anh". 
 
[links()]
 
PV: - The Voice là một gameshow truyền hình thực tế với tiêu chí tìm ra giọng hát Việt. Bà có quan tâm và theo dõi chương trình này hay không?
 
Ths Nguyễn Thị Mai: - Tôi không thích chương trình này bởi vì âm nhạc chẳng vào đầu mình tí nào cả. Có khả năng là do tuổi của mình cũng cảm nhận khác rồi. Những bài hát không để lại trong đầu mình một điều gì gọi là rung động cả. 
 
The Voice Kids có dàn dựng gượng ép như Đồ Rê Mí?
The Voice Kids có dàn dựng gượng ép như Đồ Rê Mí?
 
PV: - Có ý kiến cho rằng, toàn bộ cuộc thi với những vòng sơ tuyển, giấu mặt, đối đầu, liveshow là một cuộc ruợt đuổi của các thí sinh, ai cũng như các võ sĩ giác đấu đều dốc sức cho cuộc chiến “một mất, một còn”, tìm điểm yếu của nhau để hạ gục đối thủ. Không dừng lại đó, những câu nói, hành vi, cảm xúc của HLV The Voice được cho là thể hiện thông điệp các thí sinh phải biết học cách phấn đấu, tranh giật và thiên về sống vật chất. Bà có đồng tình không, thưa bà?
 
Ths Nguyễn Thị Mai: -  Đúng vậy. 
 
PV: - Hiện tại, The Voice Kids - phiên bản của Giọng hát Việt đang được sản xuất và dành cho các bé từ 9 - 15 tuổi với format tương tự. Nhiều người lo lắng các thí sinh nhí sẽ được "dạy" như cách của The Voice và chúng cũng phải gánh những gì mà các anh chị thí sinh lớn đã trải qua. Quan điểm của bà như thế nào?
 
Ths Nguyễn Thị Mai: - Thực ra đối với trẻ con, tôi chỉ nghĩ rằng các em đi thi cũng là một sự cố gắng lớn, đừng có làm gì để chúng tủi thân. Về phía người lớn phải biết giáo dục trẻ về chuyện thi cử, việc tranh giành cái này, cái khác thực ra mà nói với trẻ con chúng rất cần kết quả, cần được khen ngợi. 
 
Nhưng nếu lấy kết quả ra để làm đầu để chúng phải giành giật như người lớn thì không ổn. Nó làm cho cuộc thi mất đi sự vui vẻ, trẻ em mất đi sự vô tư. Đối với trẻ con, dù làm gia chương trình nào đi chăng nữa điều cần thiết là phải vô tư, không nên có tính chất vật chất, cạnh tranh, đối đầu như thế. 
 
Chương trình nào cũng nói tiêu chí tích cực, vui là chính nhưng thường nhà tổ chức, đạo diễn của chương trình để cuốn hút công chúng thường dựng lên những scandal, những điều không tốt để gây tổn thương đến trẻ. Nếu The Voice Kids cũng diễn ra những điều tương tự thử hỏi trẻ sẽ như thế nào? Tâm lý trẻ thơ chắc chắn ảnh hưởng. 
 
Tôi nghĩ, đã là thi cử đều gây áp lực không chỉ trẻ con mà cả người lớn cho nên BTC hãy làm một chương trình sao cho các cháu vừa vui, các cháu đều có một kết quả gì đấy có thể về mặt này hoặc mặt khác.
 
Tâm lý của trẻ khi thi đều rất thích được giải và chúng cũng rất thích được công bằng. Nhưng tâm lý của phụ huynh khi đưa con đi thi không bao giờ nghĩ đến chuyện vui là chính. Thậm chí, phụ huynh còn cay cú hơn cả trẻ con. Trẻ con mà thua thì buồn lắm. Họ cũng đầu tư cho con họ nhiều. Điều đó cũng gây áp lực đối với trẻ.
 
Tôi cũng sợ các cháu sẽ rơi vào trường hợp tương tự như trường hợp hai mẹ con bé Quỳnh Anh Got Talent đều bị dư luận ném đá và người tổn thương nhất chính là cháu Quỳnh Anh. 
 
Các bé mầm non đi thi chúng còn tổn thương chứ đừng nói gì đến trẻ từ 9 - 15 tuổi không bị như vậy. Nên chương trình phải làm thế nào để cho các em đi thi, đã tham gia là phải có giải, mà giải phải phân ra như thế nào để chúng thấy rằng việc chấm rất công bằng và chúng xứng đáng được giải đấy, chúng bằng lòng với giải đấy.
 
Nhưng format chương trình là loại trực tiếp luôn vậy BTC, giám khảo có đảm bảo việc chấm đó là công bằng không? Đó mới là điều quan trọng. Nếu việc chấm là công bằng thì việc loại kia không ảnh hưởng gì cả. 
 
PV: - The Voice, Vietnam's Got Talent là những chương trình dành cho mọi lứa tuổi đã không ít scandal xảy ra thì gameshow Đồ Rê Mí, một sân chơi dành riêng cho trẻ cũng lắm chiêu trò khiến nhiều phụ huynh phải lo lắng, kêu ca chương trình mang tính kịch hóa, biến những đứa trẻ thành ông cụ - bà cụ non, thậm chí biết giả dối khi đêm trung kết các cô bé, cậu bé cũng tỏ ra trịnh trọng và khá vất vả đọc theo những gì ghi trong tờ giấy trên tay khiến người lớn vừa buồn cười, vừa thương chúng. Bà có lo rằng, The Voice Kids sẽ rơi vào tình huống tương tự?
 
Ths Nguyễn Thị Mai: - Theo tôi, việc đưa cho các bé chương trình và bảo các bé đọc ra những điều đấy mà bảo sợ các cháu sẽ giả dối thì tôi nghĩ một lần cũng chả đáng gì đâu. Có điều rằng, giá như mọi người để cho các cháu tự suy nghĩ, để các cháu nói một cách tự nhiên. Nhưng mọi người cũng nghĩ nó nói linh ta linh tinh, không hợp ý của mọi người thì lại không hay.
 
Theo tôi, đối với một lần mà bảo gây nên sự giả dối thì cũng chả đến mức độ đâu, nhưng nội dung mà mình gài cho trẻ phải xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ, phải đúng độ tuổi đó, chứ không phải cách nói của bé 5 - 6 tuổi cũng giống như 11 - 12 là không được. Nhưng một lần gài cho các em thì chả có gì là giả dối, nhiều lần mới sợ. Có điều mình phải gài làm sao đấy để cho người ta thấy đó là giọng điệu của một đứa trẻ con.
 
PV: - Qua một loạt những gameshow truyền hình thực tế được phát sóng, theo bà, The Voice Kids nên rút kinh nghiệm gì cho mình, tránh được những điều không hay, sao cho đúng với tiêu chí hiệu quả, tránh tổn thương các bé?
 
Ths Nguyễn Thị Mai: - Theo tôi phải có sự đánh giá công bằng, người bị loại ra thì phải được nhận xét, động viên, đừng để chúng tổn thương. Đừng để đối đầu và gạt bỏ một cách phũ phàng, nhưng cũng phải cho chúng thấy kết quả của chúng không thể bằng người ở lại, phải nhận ra được những điều tốt và cho chúng biết điều đấy. 
 
Hơn nữa, đã đi thi thì có rất nhiều áp lực. Vấn đề này còn phụ thuộc vào cả người lớn xung quanh. Nếu người lớn tạo cho chúng tâm lý thoải mái thì đối với chúng không có gì là căng thẳng cả. Nếu ban tổ chức tạo ra một cái gì đấy để chúng căng thẳng là không nên. BGK khi loại chúng ra phải có lời động viên, nhận xét chính đáng cho nó bởi tự bản thân chúng không thể nhận biết được khả năng mình hơn kém bạn này, bạn khác được.
 
PV: - Nếu có con trong độ tuổi tham gia The Voice Kids, bà có cho con mình dự thi?
 
Ths Nguyễn Thị Mai: - Nếu con mình thích thì sẽ cho tham gia. Nhưng cho tham gia thì phải cho nó một tâm lý thoải mái, động viên con cố gắng hết sức, còn được hay không cũng chả sao. Bố mẹ làm sao phải tạo ra được một tâm lý vui vẻ cho đứa trẻ. 
 
- Xin cảm ơn bà!
  • Khải Nguyên (Thực hiện)

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc