(Phunutoday) - Đang giữ chức Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và công tác tại Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai, Bác sĩ – Tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu có ông nội là Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân; ông ngoại là GS Nguyễn Văn Huyên, nhà văn hóa, từng là bộ trưởng Bộ Giáo dục suốt 29 năm, con trai đại biểu quốc hội GS Nguyễn Lân Dũng.
Đến tuổi đi học, anh lại được tiếp cận ngay với một phương pháp giáo dục tân tiến của GS.TSKH Hồ Ngọc Đại, luôn lấy học trò làm trung tâm. Đã từng say mê, yêu thích và ước mơ trở thành họa sĩ, nhưng cơn bạo bệnh của bà ngoại (bà Vi Kim Ngọc, họa sĩ có tranh trong sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - PV) đã khiến anh nghĩ lại và chọn nghề y với khát khao có thể làm giảm những cơn đau kinh khủng của bà do bệnh ung thư...
“Bố mẹ chỉ cho các con tri thức, các con cố mà lo học thành tài”
Đó là câu nói của cố Giáo sư Nguyễn Lân khi sinh thời vẫn luôn dăn dạy các con để rồi câu nói ấy đã trở thành bước đệm đưa 8 người con ( 7 trai và 1 gái) của ông trở thành những giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ danh giá của giáo dục Việt Nam. Đến thế hệ mình, câu nói giản dị mà sâu sắc của người cha quá cố vẫn luôn được giáo sư Nguyễn Lân Dũng nhắc nhở răn dạy các con như một kim chỉ nam dẫn lối của dòng họ. Vì vậy, được may mắn có môi trường sống và học tập lý tưởng nhưng Nguyễn Lân Hiếu và Nguyễn Kim Nữ Thảo (hai người con cùa giáo sư Nguyễn Lân Dũng) không ỷ thế của gia đình mà tự mình gây dựng sự nghiệp khoa học của mình.
Tâm sự về bước chạm đến với con đường Y học, anh Lân Hiếu chia sẻ: “Chọn nghiệp là một bác sĩ trước hết đó là niềm đam mê có ảnh hưởng sâu sắc từ mẹ tôi vốn là một bác sĩ Nhi khoa. Tuổi thơ của tôi có một kỷ niệm rất buồn là năm 17 tuổi tôi chứng kiến bà ngoại bị mắc căn bệnh nan y ung thư phổi. Nhìn ngoại vật vã trong những cơn đau mà lòng tôi như quặn thắt nhưng tôi cũng đành bất lực. Sự ra đi sớm của ngoại càng thôi thúc tôi trở thành một bác sĩ để không phải bất lực khi nhìn thấy những người tôi yêu thương đau đớn vì bệnh tật”.
Là hậu duệ trong dòng họ danh giá, không ít người vẫn tò mò về cái tầm với sự nổi tiếng của gia đình trong con đường sự nghiệp của con cháu Nguyễn Lân. Nhiều người vẫn thường nói rằng: Những thiên tài sẽ sinh ra những thiên tài, ông bà bố mẹ giỏi giang thì con cháu ắt rồi cũng sẽ thành tài.
Nghe đến đây, bác sĩ Lân Hiếu cười rất tươi: “Đó là họ nói đến sự di truyền. Ở đây tôi không phủ nhận sự di truyền trong gia đình đối với thế hệ con cháu. Và hơn hết tôi thấy tự hào vì nhận được sự di truyền trong gia đình mình. Nhưng sự di truyền cũng chỉ là về tính cách, sự thông minh chứ di truyền không thể định hình để tạo nên một con người mà chỉ chính cá nhân mới là người xây đắp và hoàn thiện giá trị của bản thân…
Điều may mắn là tôi đã tìm được phương pháp cho chính mình từ truyền thống gia đình cũng như sự học hỏi từ chính cha mẹ và những người bác, người chú của tôi. Dù tôi biết tôi chẳng bao giờ có thể theo kịp nhưng hơn hết họ chính là những tấm gương giúp tôi tìm được phương pháp để sống, học tập và ít nhiều gặt hái được những thành công nhất định”.
Một lần điểm kém, bị cả họ nhắc nhở
GS Nguyễn Lân Dũng là một người có sự quyết tâm và sức làm việc rất ghê ghớm nhưng cũng vô cùng khoa học. Đó cũng là điều lớn nhất mà anh Nguyễn Lân Hiếu học được từ ông. Nối nghiệp theo con đường Y khoa của mẹ lại là một bác sĩ Nhi khoa, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu cảm nhận sâu sắc nhất bài học từ bà là lòng yêu thương ân cần đối với bệnh nhân.
Ngay từ khi còn nhỏ đã được cùng mẹ đến với phòng khám chăm sóc những bệnh nhi, rồi khi trở về nhà nhiều lần thấy những trăn trở thao thức của mẹ trước những ca bệnh khó đã khiến, cậu bé Lân Hiếu có niềm say mê với công việc và ý thức tình cảm của một người thầy thuốc với bệnh nhân.
Trong công việc của một bác sĩ, TS Lân Hiếu cũng học được rất nhiều từ người chú – người thầy là Giáo sư – Tiến sĩ – Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Lân Việt (Viện trưởng Viện tim mạch TW). Còn trong cuộc sống, anh Hiếu chịu nhiều ảnh hưởng từ người bác - Giáo sư – Tiến sĩ khoa học – Nhạc sĩ Nguyễn Lân Tuất (hiện là nghệ sĩ công huân tại Nga).
Anh chia sẻ: “Với tôi, cách học tốt nhất hiệu quả nhất đó là sự tự lập. Tự lập để tự do và sáng tạo. Và tự lập để tự quyết định con đường của mình có như vậy thì những gì mình có được mới thực sự là của mình”.
Nhớ về những ngày còn đi học, anh tâm sự: “Cha ông đều là những người rất giỏi và nổi tiếng nên đối với những người con, người cháu như chúng tôi có thuận lợi nhưng cũng có rất nhiều sức ép. Mọi sự thành công đều có sự kiên trì, phấn đầu và cố gắng. Với chúng tôi sự cố gắng nhiều khi còn hơn sự cố gắng”.
Với anh, sức ép giúp anh phấn đấu vươn lên nhưng nhiều khi chính từ những sức ép ấy lại là cách học tập không hiệu quả. Bước vào giảng đường đại học, sức ép học tập ngày càng lớn đặc biệt với tâm lý học tập đề cao những điểm số nên việc học nhiều khi là học gạo, nhồi nhét những kiến thức.
Rồi anh nhắc lại một kỷ niệm vui khi đang theo học tại Đại học Y Hà Nội, có một lần bị điểm kém, ông đã nhắc nhở anh với cả nhà. Một lần khác, khi mắc lỗi ở trường anh được cố Giáo sư Tôn Thất Bách (khi đó là hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội) mời đi uống rượu và thầy đã tâm sự trò chuyện rất nhiều với anh về sự học việc học và cách học. Với anh đó chính là những bài học quý mà không phải ai cũng có cơ hội để học.
Đặc biệt, quá trình được đi du học tại nước ngoài, được tiếp xúc với những nền giáo dục hiện đại thì phương pháp tự lập thực sự có hiệu quả rất lớn. Nguyên tắc học tập tự do không ép buộc cùng với hệ thống đào thải khắc nghiệt nhưng công bằng là cách thử lửa tốt nhất với những người học. Và chính từ cách học ấy, đã giúp anh đạt đến những thành công nhất định với rất nhiều giải thưởng lớn trong nước và quốc tế.
Với truyền thống của gia đình, dòng họ, giống như những người anh của mình, cô em gái Nguyễn Kim Nữ Thảo cũng đã dành được rất nhiều thành công. Nếu người anh trai theo nghiệp mẹ, thì cô con gái rượu lại nối nghiệp người cha học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực sinh học.
Thảo có điều kiện thuận lợi là tiếp cận với kho tri thức khổng lồ về chuyên ngành từ chính người cha của mình nhưng chị cũng tự bước trên con đường khoa học bằng chính tài năng và sự cố gắng của bản thân. Đặc biệt, theo lời kể của bạn bè, khi còn làm việc tại Trung tâm Công nghệ sinh học – Đại học Quốc gia Hà Nội cũng như người anh trai Lân Hiếu, Thảo là cô gái có cá tính độc lập. Cô sẵn sàng tranh luận nảy lửa để bảo vệ chính kiến của mình trong công việc nếu thấy đó là đúng. Và hiện nay, chị đang làm luận án tiến sĩ ở Mỹ.
Là một chuyên gia tim mạch vó tên tuổi trong nên Y học Việt Nam, hiện nay đang giữ chức Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và công tác tại Viện Tim mạch – Bạch viện Bạch Mai, Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu vẫn ngày ngày đến với người bệnh, tiếp tục học tập và nghiên cứu đóng góp vào sự phát triển của nền Y học nước nhà.
Hòa trong những chiếc áo blue trắng, giản dị trong những bước chân vội vã, tất bật với công việc phải rất khó khăn anh mới dành ít phút để trò chuyện, chia sẻ. Kể về những tình cảm của nhiều bệnh nhân dành cho anh, của những người mến mộ tài năng và Y Đức của anh từ những bài báo, đến những tâm sự cá nhân trên blog, trên diễn đàn anh chỉ cười: “Đó là công việc, là trách nhiệm của một người thầy thuốc không gọi là công”.
Cuộc sống thường ngày của anh là niềm vui khi đem đến hạnh phúc và niềm hy vọng sống cho những bệnh nhân, gia đình và người thân của họ. Dỡ gói bưu phẩm mới nhận từ Nhật về trong những ngày đầu năm, anh bảo: Đây là thư cảm ơn và ảnh của một học viên anh đã hướng dẫn vào cuối năm 2010 tại Việt Nam. Anh khoe sau khóa học tới tháng 2/2011 anh ta sẽ được trực tiếp mổ tại Nhật. Gương mặt của anh bỗng bừng lên nụ cười hiền và rất ấm.
Là người chồng, người cha của hai đứa con nhưng cũng là hậu duệ của một dòng họ danh giá đang viết tiếp huyền thoại gia đình Nguyễn Lân, nhiều người tự hỏi không biết hai đứa con của anh có chịu áp lực như cha chúng đã từng trải nghiệm”? Anh Lân Hiếu chân thành chia sẻ: “Sống trong gia đình có truyền thống chắc chắn ít nhiều sẽ có áp lực. Ngay cả cá nhân tôi trước kia cũng phải chịu không ít sức ép. Nhưng càng trưởng thành, tôi càng thấm thía gia đình không bao giờ tạo áp lực cho con mà chỉ là sự tự ý thức của con về truyền thống của gia đình mình. Tôi đã dạy các con của mình tính tự và để các con được tự lập nhiều nhất có thể. Tôi luôn chọn cách để con tự nhận ra chứ không áp đặt. Cha mẹ chỉ định hướng chứ không cấm đoán”.
Với anh, truyền thống gia đình là một điều vô cùng quan trọng trong việc giáo dục và định hướng con cái. Nhưng đó không phải là tất cả. Là con cháu trong một gia đình hiếu học nổi tiếng tài hoa có những thuận lợi, có những may mắn đặc biệt nhưng cần phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn. Đặc biệt trong cuộc sống hiện tại với sự phát triển của xã hội, con cái được tiếp cận với rất nhiều nguồn thông tin thì dành sự tự lập cho con cái là cần thiết nhưng cũng hơn bao giờ hết bố mẹ cần giúp con nhận thức đúng giữa những dòng xoáy nhiều chiều ấy.
“Bố mẹ chỉ cho các con tri thức, các con cố mà lo học thành tài” câu nói cùa ông đến giờ vẫn là câu tôi hay nói với các con. Truyền thống, ông bà, cha mẹ tất cả đều ảnh hưởng đến con cái nhưng không phải là bột để đắp lên con cái”. Và truyền thống gia đình Nguyễn Lân vẫn đang được viết tiếp với sự ngưỡng mộ, kính trọng và lan tỏa, trở thành hình mẫu trong gia đình Việt.
Đến tuổi đi học, anh lại được tiếp cận ngay với một phương pháp giáo dục tân tiến của GS.TSKH Hồ Ngọc Đại, luôn lấy học trò làm trung tâm. Đã từng say mê, yêu thích và ước mơ trở thành họa sĩ, nhưng cơn bạo bệnh của bà ngoại (bà Vi Kim Ngọc, họa sĩ có tranh trong sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - PV) đã khiến anh nghĩ lại và chọn nghề y với khát khao có thể làm giảm những cơn đau kinh khủng của bà do bệnh ung thư...
“Bố mẹ chỉ cho các con tri thức, các con cố mà lo học thành tài”
Đó là câu nói của cố Giáo sư Nguyễn Lân khi sinh thời vẫn luôn dăn dạy các con để rồi câu nói ấy đã trở thành bước đệm đưa 8 người con ( 7 trai và 1 gái) của ông trở thành những giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ danh giá của giáo dục Việt Nam. Đến thế hệ mình, câu nói giản dị mà sâu sắc của người cha quá cố vẫn luôn được giáo sư Nguyễn Lân Dũng nhắc nhở răn dạy các con như một kim chỉ nam dẫn lối của dòng họ. Vì vậy, được may mắn có môi trường sống và học tập lý tưởng nhưng Nguyễn Lân Hiếu và Nguyễn Kim Nữ Thảo (hai người con cùa giáo sư Nguyễn Lân Dũng) không ỷ thế của gia đình mà tự mình gây dựng sự nghiệp khoa học của mình.
Tâm sự về bước chạm đến với con đường Y học, anh Lân Hiếu chia sẻ: “Chọn nghiệp là một bác sĩ trước hết đó là niềm đam mê có ảnh hưởng sâu sắc từ mẹ tôi vốn là một bác sĩ Nhi khoa. Tuổi thơ của tôi có một kỷ niệm rất buồn là năm 17 tuổi tôi chứng kiến bà ngoại bị mắc căn bệnh nan y ung thư phổi. Nhìn ngoại vật vã trong những cơn đau mà lòng tôi như quặn thắt nhưng tôi cũng đành bất lực. Sự ra đi sớm của ngoại càng thôi thúc tôi trở thành một bác sĩ để không phải bất lực khi nhìn thấy những người tôi yêu thương đau đớn vì bệnh tật”.
Là hậu duệ trong dòng họ danh giá, không ít người vẫn tò mò về cái tầm với sự nổi tiếng của gia đình trong con đường sự nghiệp của con cháu Nguyễn Lân. Nhiều người vẫn thường nói rằng: Những thiên tài sẽ sinh ra những thiên tài, ông bà bố mẹ giỏi giang thì con cháu ắt rồi cũng sẽ thành tài.
Nghe đến đây, bác sĩ Lân Hiếu cười rất tươi: “Đó là họ nói đến sự di truyền. Ở đây tôi không phủ nhận sự di truyền trong gia đình đối với thế hệ con cháu. Và hơn hết tôi thấy tự hào vì nhận được sự di truyền trong gia đình mình. Nhưng sự di truyền cũng chỉ là về tính cách, sự thông minh chứ di truyền không thể định hình để tạo nên một con người mà chỉ chính cá nhân mới là người xây đắp và hoàn thiện giá trị của bản thân…
TS - BS Nguyễn Lân Hiếu. |
Điều may mắn là tôi đã tìm được phương pháp cho chính mình từ truyền thống gia đình cũng như sự học hỏi từ chính cha mẹ và những người bác, người chú của tôi. Dù tôi biết tôi chẳng bao giờ có thể theo kịp nhưng hơn hết họ chính là những tấm gương giúp tôi tìm được phương pháp để sống, học tập và ít nhiều gặt hái được những thành công nhất định”.
Một lần điểm kém, bị cả họ nhắc nhở
GS Nguyễn Lân Dũng là một người có sự quyết tâm và sức làm việc rất ghê ghớm nhưng cũng vô cùng khoa học. Đó cũng là điều lớn nhất mà anh Nguyễn Lân Hiếu học được từ ông. Nối nghiệp theo con đường Y khoa của mẹ lại là một bác sĩ Nhi khoa, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu cảm nhận sâu sắc nhất bài học từ bà là lòng yêu thương ân cần đối với bệnh nhân.
Ngay từ khi còn nhỏ đã được cùng mẹ đến với phòng khám chăm sóc những bệnh nhi, rồi khi trở về nhà nhiều lần thấy những trăn trở thao thức của mẹ trước những ca bệnh khó đã khiến, cậu bé Lân Hiếu có niềm say mê với công việc và ý thức tình cảm của một người thầy thuốc với bệnh nhân.
Trong công việc của một bác sĩ, TS Lân Hiếu cũng học được rất nhiều từ người chú – người thầy là Giáo sư – Tiến sĩ – Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Lân Việt (Viện trưởng Viện tim mạch TW). Còn trong cuộc sống, anh Hiếu chịu nhiều ảnh hưởng từ người bác - Giáo sư – Tiến sĩ khoa học – Nhạc sĩ Nguyễn Lân Tuất (hiện là nghệ sĩ công huân tại Nga).
Anh chia sẻ: “Với tôi, cách học tốt nhất hiệu quả nhất đó là sự tự lập. Tự lập để tự do và sáng tạo. Và tự lập để tự quyết định con đường của mình có như vậy thì những gì mình có được mới thực sự là của mình”.
Nhớ về những ngày còn đi học, anh tâm sự: “Cha ông đều là những người rất giỏi và nổi tiếng nên đối với những người con, người cháu như chúng tôi có thuận lợi nhưng cũng có rất nhiều sức ép. Mọi sự thành công đều có sự kiên trì, phấn đầu và cố gắng. Với chúng tôi sự cố gắng nhiều khi còn hơn sự cố gắng”.
Với anh, sức ép giúp anh phấn đấu vươn lên nhưng nhiều khi chính từ những sức ép ấy lại là cách học tập không hiệu quả. Bước vào giảng đường đại học, sức ép học tập ngày càng lớn đặc biệt với tâm lý học tập đề cao những điểm số nên việc học nhiều khi là học gạo, nhồi nhét những kiến thức.
Rồi anh nhắc lại một kỷ niệm vui khi đang theo học tại Đại học Y Hà Nội, có một lần bị điểm kém, ông đã nhắc nhở anh với cả nhà. Một lần khác, khi mắc lỗi ở trường anh được cố Giáo sư Tôn Thất Bách (khi đó là hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội) mời đi uống rượu và thầy đã tâm sự trò chuyện rất nhiều với anh về sự học việc học và cách học. Với anh đó chính là những bài học quý mà không phải ai cũng có cơ hội để học.
Đặc biệt, quá trình được đi du học tại nước ngoài, được tiếp xúc với những nền giáo dục hiện đại thì phương pháp tự lập thực sự có hiệu quả rất lớn. Nguyên tắc học tập tự do không ép buộc cùng với hệ thống đào thải khắc nghiệt nhưng công bằng là cách thử lửa tốt nhất với những người học. Và chính từ cách học ấy, đã giúp anh đạt đến những thành công nhất định với rất nhiều giải thưởng lớn trong nước và quốc tế.
Với truyền thống của gia đình, dòng họ, giống như những người anh của mình, cô em gái Nguyễn Kim Nữ Thảo cũng đã dành được rất nhiều thành công. Nếu người anh trai theo nghiệp mẹ, thì cô con gái rượu lại nối nghiệp người cha học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực sinh học.
Thảo có điều kiện thuận lợi là tiếp cận với kho tri thức khổng lồ về chuyên ngành từ chính người cha của mình nhưng chị cũng tự bước trên con đường khoa học bằng chính tài năng và sự cố gắng của bản thân. Đặc biệt, theo lời kể của bạn bè, khi còn làm việc tại Trung tâm Công nghệ sinh học – Đại học Quốc gia Hà Nội cũng như người anh trai Lân Hiếu, Thảo là cô gái có cá tính độc lập. Cô sẵn sàng tranh luận nảy lửa để bảo vệ chính kiến của mình trong công việc nếu thấy đó là đúng. Và hiện nay, chị đang làm luận án tiến sĩ ở Mỹ.
Là một chuyên gia tim mạch vó tên tuổi trong nên Y học Việt Nam, hiện nay đang giữ chức Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và công tác tại Viện Tim mạch – Bạch viện Bạch Mai, Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu vẫn ngày ngày đến với người bệnh, tiếp tục học tập và nghiên cứu đóng góp vào sự phát triển của nền Y học nước nhà.
Hòa trong những chiếc áo blue trắng, giản dị trong những bước chân vội vã, tất bật với công việc phải rất khó khăn anh mới dành ít phút để trò chuyện, chia sẻ. Kể về những tình cảm của nhiều bệnh nhân dành cho anh, của những người mến mộ tài năng và Y Đức của anh từ những bài báo, đến những tâm sự cá nhân trên blog, trên diễn đàn anh chỉ cười: “Đó là công việc, là trách nhiệm của một người thầy thuốc không gọi là công”.
Cuộc sống thường ngày của anh là niềm vui khi đem đến hạnh phúc và niềm hy vọng sống cho những bệnh nhân, gia đình và người thân của họ. Dỡ gói bưu phẩm mới nhận từ Nhật về trong những ngày đầu năm, anh bảo: Đây là thư cảm ơn và ảnh của một học viên anh đã hướng dẫn vào cuối năm 2010 tại Việt Nam. Anh khoe sau khóa học tới tháng 2/2011 anh ta sẽ được trực tiếp mổ tại Nhật. Gương mặt của anh bỗng bừng lên nụ cười hiền và rất ấm.
Là người chồng, người cha của hai đứa con nhưng cũng là hậu duệ của một dòng họ danh giá đang viết tiếp huyền thoại gia đình Nguyễn Lân, nhiều người tự hỏi không biết hai đứa con của anh có chịu áp lực như cha chúng đã từng trải nghiệm”? Anh Lân Hiếu chân thành chia sẻ: “Sống trong gia đình có truyền thống chắc chắn ít nhiều sẽ có áp lực. Ngay cả cá nhân tôi trước kia cũng phải chịu không ít sức ép. Nhưng càng trưởng thành, tôi càng thấm thía gia đình không bao giờ tạo áp lực cho con mà chỉ là sự tự ý thức của con về truyền thống của gia đình mình. Tôi đã dạy các con của mình tính tự và để các con được tự lập nhiều nhất có thể. Tôi luôn chọn cách để con tự nhận ra chứ không áp đặt. Cha mẹ chỉ định hướng chứ không cấm đoán”.
Với anh, truyền thống gia đình là một điều vô cùng quan trọng trong việc giáo dục và định hướng con cái. Nhưng đó không phải là tất cả. Là con cháu trong một gia đình hiếu học nổi tiếng tài hoa có những thuận lợi, có những may mắn đặc biệt nhưng cần phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn. Đặc biệt trong cuộc sống hiện tại với sự phát triển của xã hội, con cái được tiếp cận với rất nhiều nguồn thông tin thì dành sự tự lập cho con cái là cần thiết nhưng cũng hơn bao giờ hết bố mẹ cần giúp con nhận thức đúng giữa những dòng xoáy nhiều chiều ấy.
“Bố mẹ chỉ cho các con tri thức, các con cố mà lo học thành tài” câu nói cùa ông đến giờ vẫn là câu tôi hay nói với các con. Truyền thống, ông bà, cha mẹ tất cả đều ảnh hưởng đến con cái nhưng không phải là bột để đắp lên con cái”. Và truyền thống gia đình Nguyễn Lân vẫn đang được viết tiếp với sự ngưỡng mộ, kính trọng và lan tỏa, trở thành hình mẫu trong gia đình Việt.
- Khanh Hồng