Mô tả ảnh. |
Suốt 3 năm trời, cặp rắn ẩn mình sau cây đa cổ thụ của chùa tịnh tu. Nhiều người đến viếng chùa thấy chuyện lạ tìm đến xem, nhưng tuyệt nhiên đôi rắn không làm hại bất cứ ai, cũng không đụng vào thức ăn của nhà chùa.
Chùa Tra Am, ngôi chùa cổ nơi có cặp "rắn tu hành" |
Theo lời mô tả của sư trụ trì và các vị sư sãi lớn tuổi trong chùa, đôi rắn có thân hình đen bóng, trên đầu có hình dáng chiếc mào. Một con ốm dài đến hơn 3m, con còn lại to hơn nhưng chỉ dài chưa bằng nửa con kia nên người dân địa phương vẫn gọi vắn tắt cho dễ nhớ là 'ông cụt, ông dài'.
Trụ trì Thích Thế Thanh kể chuyện đôi '"rắn tu hành". |
Hình thù của cặp rắn này rất quái dị song 'tính khí' đôi rắn tu hành lại rất hiền lành, không tấn công bất cứ ai. Có lần, một vị sư sãi trẻ tuổi sợ rắn tấn công nên dùng gậy khều nhẹ, đuổi cặp rắn ra cửa.
Dường như hiểu được 'ý định' của vị sãi, cặp rắn cuộn tròn thành một đống, cúi đầu xuống đất nghe tiếng kinh, không có ý tấn công hay 'phòng thủ'.
Đến lúc tiếng đọc kinh dứt hẳn thì đôi rắn mới nhẹ nhàng trườn ra ngoài. Cặp 'rắn tu hành' luôn quấn quýt bên nhau như hình với bóng, đi đâu cũng có nhau.
Cặp 'rắn tu hành' không ăn thịt như đồng loại mà chỉ ăn bó hoa tàn, cúng thải ra, các vỏ bầu bí, dưa, mướp đặt dưới chân các tháp mộ.
Một điều kì lạ hơn nữa là cứ đến giờ nhà chùa khai kinh gõ mõ, đôi rắn lại bò lên chánh điện, ngẩng đầu bất động lắng nghe một cách 'chăm chú' khó hiểu.
'Sự việc này cứ lặp lại nhiều lần vào các ngày sắc vọng (ngày đẹp theo quan niệm của phật giáo – P.V). Mọi người thấy chuyện lạ nên báo với trụ trì. Ngài đến xem và căn dặn mọi người trong tự không được làm hại đến vợ chồng nhà rắn' – Trụ trì Thích Thế Thanh kể lại.
Câu chuyện về đôi 'rắn tu hành' đã tồn tại hơn 70 năm qua, nhưng nhiều người dân ở làng Tứ Tây ngày nay vẫn truyền miệng nhau về huyền tích kỳ lạ, có một không hai này.
Dù câu chuyện về đôi 'rắn tu hành' có thực hay không thì những 'chứng tích' như: gốc cây đa, hang lớn được cho là nơi trú ngụ của vợ chồng nhà rắn rồi những người tận mắt chứng kiến đôi rắn thiêng vẫn còn đó. Nó như một câu chuyện truyền thuyết xen lẫn yếu tố hư – thực ăn sâu vào đời sống người dân.
Hiện tượng "rắn tu hành" còn xuất hiện ở một số ngôi chùa cổ khác được người người dân truyền tai nhau. Theo lời kể của những người trong dòng tộc và người già ở vùng An Hòa Đông, thì chùa Phước Định (xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) gần một trăm năm trước có đôi rắn Long Thừa (Hổ Vện) khổng lồ về tu hành. Đây là ngôi chùa do ông tổ Thích Thiện Tứ, tức Lê Văn Thạnh lập nên để tu tại gia.
Hiện nay, dù chùa đóng cửa nhưng khi nhắc đến tên Phước Định, thì ai cũng rõ, bởi nơi ấy, ngày xưa được xem là chốn linh thiêng vô cùng. Đặc biệt, có đôi rắn về tu ngay trong đại sảnh cúng dường, phía trên là đức Phật bổn sư thích ca. Bà Tư (pháp danh Diệu Hạnh) là con dâu đời thứ 4 của tổ sư Thích Thiện Tứ.
Miếu ngũ hành, cạnh cây cổ thụ Củ Chi được xem là linh thiêng nhất trong chùa. |
Anh Tư Thái là cháu nội đời thứ 4 của ông tổ Thích Thiện Tứ, cha anh Thái là em con trai của cụ tổ và là em của ông Tư (hiện đang chăm sóc chùa). Anh Thái còn khá trẻ, nhưng vì cha anh là đệ tử nối nghiệp tu hành nên anh hiểu rất rõ về chuyện rắn tu trong chùa.
Anh Thái kể lại: "Cha tôi đó, một đời tu hành, tôi đã được nghe cha kể về đôi rắn ấy. Chính tôi còn nhìn thấy dấu của nó trườn qua khoanh đất gần khóm tre để đi vào chùa. Vết trườn của nó như bánh xe ngựa, rất to và dài. Đây thuộc lại rắn Long Thừa nhưng lại có mào đỏ như mào gà. Nó không phải rắn độc, chưa bao giờ làm hại con người".
Bà Bảy Trâm sống cùng thời với cha anh Thái cũng khẳng định: "Cặp rắn đó ngày xưa ở chùa nhưng sau này thường về nằm trong gốc cây Củ Chi". Cách đây mấy năm, bà đi ngang qua gốc cây, chợt hoảng hồn khi nhìn thấy vết cuộn tròn của rắn còn hằn nguyên trên bãi đất. Lần khác, bà đi ngang qua cây Củ Chi vào buổi tối, bà nghe thấy tiếng rì rào như gió thổi rồi tiếng gáy giống với gà trống oang oang từ phía bụi tre gần gốc Củ Chi. Từ đó, tin truyền rắn dưới gốc cây gần chùa Phước Định có thể là cặp rắn ngày xưa vào chùa tu được mọi người kể rành rọt cho nhau nghe.
Bà Bảy Trâm khẳng định: "Hai chú rắn thuộc loại khổng lồ, bản thân nó là rắn tu nên không làm hại ai. Trong suy nghĩ chúng tôi chưa bao giờ cảm giác lo sợ với rắn. Chỉ có những người ngoại đạo, không tin tưởng vào sự tu hành của rắn mới sợ. Và không ít người ngày đêm rình rập để bắt sống rắn phục vụ cho nhu cầu cá nhân".
Chính điều này khiến bà Bảy Trâm có dự cảm một điều gì đó. Nhiều năm nay, không ai thấy hơi hướng rắn về, bà thường qua gốc Củ Chi thắp hương, vẫn hy vọng sẽ nhìn thấy dấu tích nào đó, nhưng gốc cây bây giờ thật lạnh lẽo. Có thể rắn thấy động đã lặn vào đâu đó, nhưng không loại trừ trường hợp con người tiêu diệt.