(Phunutoday) - Trước khi hi sinh vào năm 1944, nhà cách mạng Hoàng Văn Thụ - người giữ chức Thường vụ Trung ương phụ trách binh vận đã có một tình yêu đẹp với nữ chiến sĩ cách mạng kiên trung Hoàng Ngân. Gặp gỡ rồi yêu nhau trong quá trình hoạt động cách mạng, Hoàng Văn Thụ và Hoàng Ngân đã có một tình yêu đẹp khiến cho những người tù trong nhà tù Hỏa Lò cùng bị bắt giam chung với họ đều ngưỡng mộ.
[links()]
Chỉ kịp làm lễ đính hôn chứ chưa kịp làm lễ cưới, nhưng sau ngày Nhà Cách mạng Hoàng Văn Thụ hy sinh, Hoàng Ngân đã quyết định không đi lấy chồng. Với chị, Hoàng Văn Thụ là người yêu duy nhất và cũng là người chồng duy nhất, không thể đổi thay.
Lễ đính hôn kéo dài 30 phút của hai người đồng chí
![]() |
Vợ chồng chiến sĩ cách mạng Hoàng Văn thụ và Hoàng Ngân |
Hoàng Văn Thụ sinh năm 1909 trong một gia đình nông dân Tày có truyền thồng yêu nước, hiếu học ở bản Phạn Lạn, tổng Nhân Lý, châu Văn Uyên, tỉnh Lạng Sơn. Cụ thân sinh ra Hoàng Văn Thụ là ông Hoàng Hải Lan, một nhà nho học có danh tiếng ở vùng đất biên ải.
Từ nhỏ, Hoàng Văn Thụ đã nổi tiếng là người thông minh, học đâu biết đấy. Mới hơn 10 tuổi, cậu bé Hoàng Văn Thụ đã thường xuyên hỏi những câu khiến người cha học rộng biết nhiều của mình bối rối.
Giống cha mình – ông Hoàng Hải Lan – một người vì bất bình với chế độ thực dân nửa phong kiến đã từ quan về nhà vui thú điền viên, Hoàng Văn Thụ sớm có lòng căm ghét bọn thực dân cướp nước. Năm 1926, khi chưa tròn 20 tuổi, Hoàng Văn Thụ đã quyết định lựa chọn cho mình con đường của một người chiến sĩ Cách mạng, chiến đấu để đánh đuổi bè lũ thực dân phong kiến, giải thoát dân tộc khỏi áp bức, bóc lột.
Khi còn ở nhà, Hoàng Văn Thụ đã từng được ông Hoàng Khải Lan hỏi cho một cô thiếu nữ người Tày tên là Bay xinh xắn, thùy mị, nết na, là con gái một gia đình có thanh thế ở châu Văn Uyên.
Tuy đã có lời hứa duyên, nhưng năm 1928, khi quyết định sang Quảng Châu, Trung Quốc, nơi Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội tổ chức các lớp huấn luyện chính trị, phần vì Hoàng Văn Thụ đã biết cuộc đời cách mạng của mình còn dài, còn nhiều gian lao, chưa biết ngày về, phần vì tình cảm giữa hai bên chưa sâu đậm, nên đã xin với gia đình hai bên cho cô Bay được phép đi lấy chồng.
Là cô gái dân tộc Tày gia giáo, được cha mẹ dạy dỗ cẩn thận, cô Bay đã thực hiện đúng phong tục đi lại, thăm hỏi, giỗ, tết bên gia đình ông Hoàng Khải Lan suốt 3 năm rồi mới đi lấy chồn.
Sống hết mình với lý tưởng và con đường Cách mạng mình đã chọn, nên suốt những năm hoạt động ở Trung Quốc, nhà cách mạng Hoàng Văn Thụ không hề nghĩ đến hạnh phúc riêng của mình. Chỉ đến khi về nước vào năm 1935 và gặp Hoàng Ngân – người nữ chiến sĩ cách mạng kiên trung, một tình yêu đẹp mới thực sự nảy nở.
Những đồng chí hoạt động cùng Hoàng Văn Thụ thời đó như đồng chí Trường Chinh, đồng chí Tô Hiệu, đồng chí Hoàng Quốc Việt, chính là những người được chứng kiến câu chuyện tình yêu giữa Hoàng Văn Thụ và Hoàng Ngân trong những năm tháng cùng nhau kề vai, sát cánh chiến đấu vì lý tưởng, vì cách mạng.
Hoàng Ngân tên thật là Phạm Thị Vân, sinh năm 1921, là con gái của nhà tư sản dân tộc Phạm Trung Long, một thương gia giàu có ở Hải Phòng. Nhà tư sản Phạm Trung Long đã kết hôn với bà Vũ Thị Đỗi, cô gái làng Cấm xinh đẹp và sinh ra cô con gái Phạm Thị Vân. Là một nhà tư sản yêu nước, ông Phạm Trung Long đã giúp đỡ cách mạng rất nhiều.
Biết mình có một vỏ bọc tốt, ít bị thực dân Pháp để ý, ngay từ năm 1935, ông đã là cơ sở bí mật của Thành ủy và Xứ ủy Bắc Kỳ. Tại chính gia đình ông, những cuộc họp với sự có mặt của đồng chí Tô Hiệu (khi đó là Bí thư Thành ủy Hải Phòng) và Hoàng Văn Thụ đã diễn ra.
Sớm được tiếp xúc với những nhà cách mạng lớn, lại ảnh hưởng bởi tinh thần yêu nước của cha, cô bé Phạm Thị Vân đã bắt đầu làm liên lạc, đi dải truyền đơn từ năm 15 tuổi và trở thành một nữ chiến sĩ cách mạng nổi tiếng gan dạ, can đảm sau đó vài năm.
Hoàng Văn Thụ gặp Phạm Thị Vân trong một cuộc họp giữa Xứ ủy Bắc Kỳ và Thành ủy Hải Phòng, diễn ra tại chính gia đình nhà tư sản Phạm Trung Long. Khi đó ấn tượng của Hoàng Văn Thụ về Phạm Thị Vân là một cô bé 14 tuổi, đang theo học Thành trung (bậc Phổ thông ngày xưa), có gương mặt tròn trịa, xinh xắn.
Phải đến 3 năm sau, khi Phạm Thị Vân đã trở thành một nữ chiến sĩ cách mạng gan dạ và đang ở độ tuổi 17 đẹp rực rỡ, trong một chuyến công tác và tình cờ gặp nhau ở Hải Dương, Hoàng Văn Thụ và Hoàng Thị Vân mới bắt đầu nảy sinh tình cảm.
Con nhà giàu, được chiều chuộng từ bé, nhưng Phạm Thị Vân không có tính cách tiểu thư, thích ăn chơi, chưng diện mà sớm được giác ngộ đi theo cách mạng. Là một nữ chiến sĩ thông minh, năng nổ và can đảm, Phạm Thị Vân đã sớm được Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ Hoàng Văn Thụ tin tưởng giao cho làm công tác phụ vận, binh vận, xây dựng cơ sở cách mạng ở Hà Nội, Hà Đông, Hưng Yên.
Chính vì hoạt động cùng nhau, mến nhau vì tính cách, vì lòng can đảm, vì lý tưởng, tình yêu giữa Hoàng Văn Thụ và Phạm Thị Vân đã đến rất nhẹ nhàng.Năm 1939, khi Phạm Thị Vân 18 tuổi và Hoàng Văn Thụ 30 tuổi, Hoàng Văn Thụ đã ngỏ lời xin hỏi cưới Phạm Thị Vân.
Nhưng khi đó cả Hoàng Văn Thụ và Phạm Thị Vân đều nguyện dành phần lớn trái tim trẻ tuổi của mình cho tình yêu đất nước, nhân dân, để thực hiện hoài bão lớn là nước nàh được độc lập, nhân dân được tự do, nên cả hai đã quyết định đặt tình yêu đất nước lên trên tất cả.
Khi biết chuyện tình cảm của Hoàng Văn Thụ và Phạm Thị Vân, đồng chí Hoàng Quốc Việt và đồng chí Trường Chinh đều ủng hộ rất nhiệt tình và nhanh chóng thúc giục Hoàng Văn Thụ để gia đình hai bên có cơ hội gặp gỡ.
Năm đó, ông Hoàng Khải Lan từ Lạng Sơn đã về tận Hải Phòng để gặp ông Phạm Trung Long, làm lễ ăn hỏi cho Hoàng Văn Thụ và Phạm Thị Vân. Trong buổi lễ hôm đó, Hoàng Văn Thụ mặc bộ đồ Tây, Phạm Thị Vân mặc bộ quần áo dài màu nâu duyên dáng tân thời khi đó. Đôi trai tài gái sắc cùng đứng trước bàn thờ tổ để làm lễ cúng gia tiên.
Buổi lễ ăn hỏi diễn ra khá nhanh chóng. Chưa đầy 1 tiếng sau, cả Hoàng Văn Thụ và PHạm Thị Vân đã từ biệt gia đình để tiếp tục lên đường, tiếp tục nhiệm vụ cách mạng của mình.
Tuy gia đình hai bên đã đặt vấn đề chính thức xin cho Phạm Thị Vân thành con dâu họ Hoàng và Hoàng Văn Thụ thành con rể họ Phạm, nhưng vì nhiệm vụ cách mạng còn đầy khó khăn, thách thức, gia đình Hoàng Văn Thụ và Phạm Thị Vân đều nhất trí đợi đến khi tình hình cách mạng khả quan hơn mới tính đến chuyện làm lễ cưới. Cả Hoàng Văn Thụ và Phạm Thị Vân cũng quyết định sẽ đặt tình yêu và lý tưởng với đất nước, với dân tộc lên trên tình yêu đôi lứa.
Sau lễ đính ước, Hoàng Văn Thụ và Phạm Thị Vân mỗi người đi một ngả để tránh sự dò xét của mật thám Pháp. Tuy mỗi người hoạt động ở một tỉnh khác nhau, rất hiếm khi gặp nhau, nhưng Hoàng Văn Thụ và Phạm Thị Vân đã có cách rất riêng để thể hiện tình yêu của mình.
Sau hôm đó Hoàng Văn Thụ lấy tên của người vợ mới đính ước đặt bí danh mới cho mình là Hồng Vân. Còn Phạm Thị Ngân lấy họ của người chồng chưa cưới đặt bí danh cho mình là Hoàng Ngân. Đó như một cách để họ thể hiện tình yêu dành cho nhau.
Từ ngày đính ước vội vã năm 1939, đến năm 1941, khi Xứ ủy Bắc Kỳ tổ chức hội nghị xứ ủy Bắc Kỳ ở ngoại thành Hà Đông, Hoàng Ngân và Hoàng Văn Thụ mới có cơ hội gặp mặt nhau. Tuy nhiên thông tin về hội nghị đã bị lộ. Mật thám Pháp đã cho lính bao vây, quyết tâm bắt toàn bộ lãnh đạo Xứ ủy Bắc Kỳ. Nhưng Hoàng Ngân đã can đảm chạy ra phía ga Hà Đông, đánh lạc hướng giặc. Nhờ đó mà Hoàng Văn Thụ chạy thoát.
Hoàng Ngân bị giặc Pháp bắt giam và bị đưa ra xét xử sau đó. Ở trong tù, Hoàng Ngân không hề lo cho số phận của mình, mà chỉ lo cho Hoàng Văn Thụ và các đồng chí trong Xứ ủy. Hoàng Ngân hiểu nếu Hoàng Văn Thụ và các đồng chí trong Xứ ủy Bắc Kỳ đều bị bắt như mình thì đó sẽ là một thiệt thòi lớn cho cách mạng.
3 tháng sau ngày bị bắt tại ga Hà Đông, Hoàng Ngân được thực dân Pháp mang ra xét xử trong một phiên tòa đại hình có đủ mặt đại diện Toàn quyền Đông Dương, Tòa Hà Nội, Tòa Hà Đông, vì Hoàng Ngân được xếp vào thành phần tù chính trị đặc biệt nguy hiểm.
Trước tòa, khi được quan tòa hỏi: “Vì sao con nhà tư sản lại đi theo cộng sản nổi loại?”, Hoàng Ngân đã khẳng khái đáp: “Nước mất lâu rồi. Dân làm nô lệ. Ngoại bang xâm chiếm, dân khổ, tôi phải đấu tranh, không thể gọi là nổi loại. Đáng lẽ ra Hoàng Ngân đã bị tuyên án tử hình. Nhưng nhờ ông Phạm Trung Long đã không tiếc tiền chạy chọt, lo lót chính quyền, mà cuối cùng Hoàng Ngân bị Tòa tuyên án 12 năm khổ sai, đưa về nhà tù Hỏa Lò.
Thương cô con gái chân yếu tay mềm với án tù 12 năm khổ sai, ông Phạm Trung Long đã thuê người chạy xe tay chạy theo xe tù để biết chỗ con gái bị giam. Khi biết Hoàng Ngân bị giam ở nhà tù Hỏa lò, ông Phạm Trung Long cùng gia đình bắt đầu thực hiện việc tiếp tế cho Hoàng Ngân.
)
- PV