(Phunutoday) - Trong một tai nạn bất ngờ của số phận, chị đã bị liệt đôi chân. Tương lai những tưởng đã khép chặt với một cô gái vừa tròn đôi mươi thì số phận lại một lần nữa đẩy đưa cho chị gặp anh – một người đồng hương giàu lòng nhân ái. Tình yêu và tình thương xuất phát từ trái tim quảng đại ấy đã cứu rỗi cuộc đời bất hạnh. Vượt qua mọi rào cản từ gia đình, búa rìu dư luận, người đàn ông ấy đã nhẫn nại, mẫn cán chăm sóc cho người vợ yêu thương của mình trong suốt ba mươi năm ròng. Tình yêu ấy đã đơm, hoa, kết trái và làm nên một thiên tình sử đẹp nhất trong hàng chục năm qua bên bờ sông Ngàn Phố.
Từ cầu Linh Cảm, chúng tôi men theo con đê ngoằn nghèo chạy dọc theo bờ sông Ngàn Phố để tìm đến xóm Thịnh Văn, xã Sơn Thịnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi ấy, có một người phụ nữ tật nguyền đã tự viết lên câu chuyện đời mình với những trang văn đẫm lệ.
Chị là Hà Thị Liên, một người khuyết tật, cả hai chân teo tóp nhưng đã tự đứng lên được bằng nghị lực, bằng ý chí niềm tin và hơn bao giờ hết là mấy chục năm qua, tình cảm chân tình của người chồng có tấm lòng trời biển đã cứu rỗi cuộc đời mà đã có lúc những tưởng đã bỏ đi của chị.
Ngôi nhà nhỏ nép mình dưới những tán cây um tùm, cô con gái lấy chồng xa, anh con trai đi làm thợ xây dưới tỉnh. Ngày ngày chỉ còn chị và cô con dâu cùng 4 đứa cháu nhỏ bầu bạn với nhau, cùng với đó là ngổn ngang những tre, nứa làm vật liệu chị dùng để đan lát, nghề chính mang lại thu nhập cho gia đình trong suốt mấy chục năm qua.
Nỗi đau số phận
Chị Hà Thị Liên nhớ lại, chị sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo, có 3 chị em. Tuổi thơ của anh em chị là những tháng ngày bĩ cực, đau thương và bất hạnh. Năm chị tròn 2 tuổi thì bố mất sau một cơn bạo bệnh, mọi gánh nặng gia đình lúc này đổ dồn lên đôi vai vốn đã gầy còm của mẹ.
Vượt qua những cơn đau hành hạ liên miên, mẹ chị đã ở vậy chắt chiu nuôi ba chị em khôn lớn. 18 tuổi, anh trai chị chưa kịp đỡ đần mẹ già nuôi em thì đã xung phong vào bộ đội. Để rồi, chưa đầy năm ngày tiễn con đi, mẹ chị đã phải đau xót đón nhận hung tin, đứa con trai duy nhất đã vĩnh viễn nằm lại chiến trường miền Nam.
Thương mẹ, 17 tuổi Hà Thị Liên đã xin vào làm công nhân ở một nông trường tại tỉnh Hòa Bình. Ấy là vào năm 1965. Chính tại đây, hạnh phúc cũng như bước ngoặt số phận đã giáng trúng cô gái miền Trung nhỏ nhắn.
Giữa nơi đất khách quê người, Hà Thị Liên đã được an ủi phần nào khi gặp Đinh Quang Sáu, một người cùng quê Hà Tĩnh. Anh Sáu hơn Liên 11 tuổi, nhưng tuổi tác không hề hấn gì bởi tình đồng hương đã xích họ lại gần nhau hơn. Khi tình cảm vừa thoáng chớm qua thì bất thình lình, một tai nạn bất ngờ đã giáng xuống đầu thiếu nữ trẻ.
Nhớ lại điều này, chị Hà Thị Liên rưng rức, hôm ấy là một ngày giáp tết Nguyên đán. Sau khi chị gắng làm nốt công việc còn lại trong ngày để trở về nơi nghỉ ngơi thì trời đã tối mịt. Một mình cùng với chiếc xe đạp khuỵnh khoạng trong bóng tối, lúc về gần tới nhà, đi qua chiếc cầu gỗ chiếc xe bị trượt bánh khiến cả người lẫn xe lăn nhào xuống vực.
Mãi đến sáng hôm sau, người ta mới phát hiện ra và đưa chị đi cấp cứu nhưng chỉ giành lại được sự sống, còn đôi chân chị bị tê liệt hoàn toàn. Tương lai vừa mới mở ra đã phũ phàng khép lại trước mắt người con gái trẻ tràn trề nhiệt huyết.
Tỉnh dậy sau cơn mê, nhìn thấy quanh mình bông băng vải trắng và nhất là đôi chân không còn cảm giác, chị Hà Thị Liên tuyệt vọng vô cùng. Nhiều khi, nằm một mình chị đã trách tạo hóa khéo trêu ngươi, sao không cướp đi mạng sống của chị mà lại để chị sống đời thực vật, khổ đau cũng lắm và tủi phận cũng nhiều. Thời gian sau tai nạn là quãng thời gian khó, bởi chị chỉ nằm một chỗ, mọi sinh hoạt cá nhân đều cần có người giúp. Đã thế, vết thương lại khó lành, suốt ngày lở loét hôi tanh khiến cho ai lại gần cũng cảm thấy khó chịu.
Mọi người có thể rời xa chị, nhưng cảm phục thay trong những ngày khó khăn nhất của cuộc đời mình, có một người đàn ông đã mẫn cán đến bên chị, tình nguyện chăm sóc mặc cho đã không ít lần chị từ chối, cự tuyệt.
Anh là Đinh Quang Sáu, người anh, người bạn đồng hương của Liên ở Hà Tĩnh. Cảm thương cho số phận trớ trêu của cô gái trẻ bất hạnh, anh Sáu đã bỏ ngoài tai mọi lời dèm pha, dị nghị của người đời, đồng thời xin đơn vị sắp xếp, bố trí lại công việc để có thời gian chăm sóc bạn đông hương đồng khói.
Thậm chí, theo chị Hà Thị Liên thì thời gian ấy anh Sáu còn giặt giũ, nấu nướng và giúp Liên những việc lặt vặt trong nhà, điều mà chị dám chắc gần 30 năm qua kể từ ngày có mặt trên đời, anh ấy chưa bao giờ phải làm.
Về phía chị Liên, trong thâm tâm chị chỉ nghỉ anh Sáu làm vậy là vì thương chị nên chị không muốn mang ơn người khác, chị đã hết lời khuyên nhủ, van xin anh Sáu đừng làm thế, cứ để mặc mình với số phận nhưng người đàn ông đảm đang ấy chẳng màng, vẫn cung cúc làm việc nhà như một người chồng thực thụ.
Chuyện tình yêu đẫm lệ
Theo thời gian, vết thương của Hà Thị Liên đã dần lành lặn trở lại, duy chỉ có đôi chân là cứ ngày một teo tóp. Chính trong thời gian này, có nằm mơ chị Liên cũng không ngờ rằng, hoa tình yêu đã nảy nở trong bất hạnh.
Những ngày gần giũ chị đã tạo cho anh Đinh Quang Sáu một niềm tin, anh đã kịp nhận ra ở người con gái đáng thương này có những phẩm hạnh cao quý và đó cũng chính là mẫu người phụ nữ mà từ lâu anh đã khao khát kiếm tìm.
Chị Hà Thị Liên bâng khâng, ngày nhận được lời tỏ tình từ anh Sáu, ban đầu chị tưởng anh đùa, nhưng sau biết anh chân thành, chị đã kiên quyết chối từ. Chị thương mình thì ít mà thương người đàn ông giàu tình nghĩa đó thì nhiều. Dẫu có đôi khi, nhìn những cô gái khác đồng trang lứa hạnh phúc bên chồng, chị cũng nao lòng nhưng chẳng thể ích kỷ để giữ anh lại cho cuộc đời mình nên chị đã lẳng lặng chạy trốn.
Thông qua một người bạn, chị ngấm ngầm làm thủ tục xin được vào sống ở trung tâm dành cho người tàn tật ở Hà Nội. Nhưng khi sự vụ chưa thành thì anh Đinh Quang Sáu biết được và anh rất giận. Sau bận đó, anh xin nghỉ việc ở cơ quan rồi lẳng lặng đưa chị về quê ở Hà Tĩnh để sinh sống.
Lúc này, sức khỏe của chị Hà Thị Liên đã phần nào hồi phục. Quyết tâm lấy Liên làm vợ càng thôi thúc anh Sáu. Để nhận được cái gật đầu của Liên và cả gia đình hai phía, anh Đinh Quang Sáu đã chẳng quản đường xa, ngày ngày đạp xe vun vút từ huyện Nghi Xuân đến huyện Hương Sơn để thuyết phục.
Cũng thời gian này, câu chuyện về người con gái xinh đẹp trở về quê với đôi chân tật nguyền nhưng vẫn có người chết mê chết mệt, muốn cưới về làm vợ đã làm rúng động cả một vùng quê nghèo. Người vun vào, cũng có kẻ gièm pha nhưng tất thảy những điều ấy đều không làm ý chí của chàng trai miền biển Nghi Xuân nao núng. Câu chuyện tình của họ gặp bao trắc trở, chông gai kể từ lúc chớm nở nơi đất khách quê người lẫn khi về lại cố hương.
Chị Liên nghẹn ngào, vì thấy thương anh Sáu quá, anh cứ chạy đi chạy lại đến độ người gầy rộc, chị thương quá nên đã gật đầu chấp nhận và lúc này cả hai lại cùng hợp lực để thuyết phục gia đình anh Đinh Quang Sáu.
Cũng phải mất gần nửa năm bền bỉ, sức mạnh tình yêu đã giúp “đôi đũa lệch” được gắn bó trọn đời với nhau. Tình yêu ấy được kết trái bằng một đám cưới nho nhỏ nhưng ấm áp và hạnh phúc, bà con làng trên xóm dưới tìm đến chung vui kéo dài cả một con ngõ nhỏ.
Gia đình ấm áp
Cưới nhau, anh chị đã sinh hạ được hai đứa con, một trai và một gái. Đó là điều không tưởng bởi với người bình thường, chuyện sinh nở đã khó, đằng này chị lại bị liệt cả hai chân. Chị Liên cho hay, lúc mang thai hai đứa, hai vợ chồng chị cứ đếm ngược từng ngày, thấp thỏm không yên bởi anh chị sợ chúng sinh ra sẽ không bình thường như bao đứa trẻ khác. Nhưng ơn trời, cả hai đều khỏe mạnh. Đó là món quà vô giá mà tạo hóa đã ban tặng sau tất cả những gì đã lấy đi của chị.
Ngày ấy, để nuôi hai đứa con và một người vợ chỉ biết ngồi một chỗ, anh Đinh Quang Sáu đã phải vất vả trăm bề để kiếm tiền. “Đó là người đàn ông chịu thương chịu khó và siêng năng nhất trên đời mà tui biết được. Gia đình làm nghề miến dong mà ông ấy cứ thức trắng đêm hì hục cán bột tráng miến, rồi trời vừa tưng tửng sáng là đã vội vã mang ra chợ bán. Cứ như thế gần 10 năm trời gia đình sống dựa vào gánh bún của ông Sáu”, chị Liên nhớ lại.
Thương chồng, chị đã bàn với chồng mua vật liệu từ tre nứa về để đan lát bời thuở nhỏ, chị đã được bố mẹ truyền nghề đan lát. Vậy là hai vợ chồng chuyển sang đan rổ, rá đem ra chợ bán. Ngày ngày, chồng chẻ tre nứa, vợ ngồi đan. Miệt mài từ ngày này sang ngày khác, vất vả tý chút nhưng có thu nhập nên hai vợ chồng động viên nhau làm tốt công việc của mình.
Về phía chị Liên, vì đôi chân không còn cử động nên hễ cứ ngồi một lúc là lưng chị đau mỏi vô cùng. Những lúc như thế, chị lại lấy cái gối kê dưới rồi nằm sấp trên chiếc giường, với tay xuống đất quần quật làm việc. Được cái, sản phẩm của hai vợ chồng được nhiều người đón nhận, họ mua phàn vì sản phẩm bền đẹp, phần nữa cảm phục câu chuyện tình của hai ông bà nên thường xuyên ghé qua.
Dường như, bất hạnh vẫn chưa chịu buông tha số phận nhiều nuồn đau của chị Hà Thị Liên. Ba mươi năm sau ngày anh chị cưới nhau, anh Đinh Quang Sáu đột ngột ra đi sau một trận ốm. Nén nước mắt và trong, chị cặm cụi đan lát để kìm chặt nỗi đau đang đè trĩu nặng tâm can.
60 tuổi, chị Hà Thị Liên đã phải nếm trải quá nhiều nỗi đau của số phận, nhưng cứ như theo cách chị nói thì trong gian truân ấy, chị đã được nếm trải không ít ngọt ngào. Giờ đây, chị vẫn không ngừng đan, có điều chị đan không vì gánh nặng mưu sinh mà đó là cách để nhớ thương người chồng vĩ đại, cũng là cách để đan lại cuộc đời mình như chị bảo. Hai đứa con của chị đã trưởng thành và đã dựng vợ, gả chồng. 4 đứa cháu nội có, ngoại có là những gì mà chị đang có, đó cũng là món quà lớn nhất mà cuộc đời đã ban tặng cho chị, người phụ nữ của số phận.
Tĩnh Nhi
Từ cầu Linh Cảm, chúng tôi men theo con đê ngoằn nghèo chạy dọc theo bờ sông Ngàn Phố để tìm đến xóm Thịnh Văn, xã Sơn Thịnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi ấy, có một người phụ nữ tật nguyền đã tự viết lên câu chuyện đời mình với những trang văn đẫm lệ.
Chị là Hà Thị Liên, một người khuyết tật, cả hai chân teo tóp nhưng đã tự đứng lên được bằng nghị lực, bằng ý chí niềm tin và hơn bao giờ hết là mấy chục năm qua, tình cảm chân tình của người chồng có tấm lòng trời biển đã cứu rỗi cuộc đời mà đã có lúc những tưởng đã bỏ đi của chị.
Ngôi nhà nhỏ nép mình dưới những tán cây um tùm, cô con gái lấy chồng xa, anh con trai đi làm thợ xây dưới tỉnh. Ngày ngày chỉ còn chị và cô con dâu cùng 4 đứa cháu nhỏ bầu bạn với nhau, cùng với đó là ngổn ngang những tre, nứa làm vật liệu chị dùng để đan lát, nghề chính mang lại thu nhập cho gia đình trong suốt mấy chục năm qua.
Nỗi đau số phận
Chị Hà Thị Liên nhớ lại, chị sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo, có 3 chị em. Tuổi thơ của anh em chị là những tháng ngày bĩ cực, đau thương và bất hạnh. Năm chị tròn 2 tuổi thì bố mất sau một cơn bạo bệnh, mọi gánh nặng gia đình lúc này đổ dồn lên đôi vai vốn đã gầy còm của mẹ.
Chị Hà Thị Liên với công việc thường ngày. |
Vượt qua những cơn đau hành hạ liên miên, mẹ chị đã ở vậy chắt chiu nuôi ba chị em khôn lớn. 18 tuổi, anh trai chị chưa kịp đỡ đần mẹ già nuôi em thì đã xung phong vào bộ đội. Để rồi, chưa đầy năm ngày tiễn con đi, mẹ chị đã phải đau xót đón nhận hung tin, đứa con trai duy nhất đã vĩnh viễn nằm lại chiến trường miền Nam.
Thương mẹ, 17 tuổi Hà Thị Liên đã xin vào làm công nhân ở một nông trường tại tỉnh Hòa Bình. Ấy là vào năm 1965. Chính tại đây, hạnh phúc cũng như bước ngoặt số phận đã giáng trúng cô gái miền Trung nhỏ nhắn.
Giữa nơi đất khách quê người, Hà Thị Liên đã được an ủi phần nào khi gặp Đinh Quang Sáu, một người cùng quê Hà Tĩnh. Anh Sáu hơn Liên 11 tuổi, nhưng tuổi tác không hề hấn gì bởi tình đồng hương đã xích họ lại gần nhau hơn. Khi tình cảm vừa thoáng chớm qua thì bất thình lình, một tai nạn bất ngờ đã giáng xuống đầu thiếu nữ trẻ.
Nhớ lại điều này, chị Hà Thị Liên rưng rức, hôm ấy là một ngày giáp tết Nguyên đán. Sau khi chị gắng làm nốt công việc còn lại trong ngày để trở về nơi nghỉ ngơi thì trời đã tối mịt. Một mình cùng với chiếc xe đạp khuỵnh khoạng trong bóng tối, lúc về gần tới nhà, đi qua chiếc cầu gỗ chiếc xe bị trượt bánh khiến cả người lẫn xe lăn nhào xuống vực.
Mãi đến sáng hôm sau, người ta mới phát hiện ra và đưa chị đi cấp cứu nhưng chỉ giành lại được sự sống, còn đôi chân chị bị tê liệt hoàn toàn. Tương lai vừa mới mở ra đã phũ phàng khép lại trước mắt người con gái trẻ tràn trề nhiệt huyết.
Tỉnh dậy sau cơn mê, nhìn thấy quanh mình bông băng vải trắng và nhất là đôi chân không còn cảm giác, chị Hà Thị Liên tuyệt vọng vô cùng. Nhiều khi, nằm một mình chị đã trách tạo hóa khéo trêu ngươi, sao không cướp đi mạng sống của chị mà lại để chị sống đời thực vật, khổ đau cũng lắm và tủi phận cũng nhiều. Thời gian sau tai nạn là quãng thời gian khó, bởi chị chỉ nằm một chỗ, mọi sinh hoạt cá nhân đều cần có người giúp. Đã thế, vết thương lại khó lành, suốt ngày lở loét hôi tanh khiến cho ai lại gần cũng cảm thấy khó chịu.
Mọi người có thể rời xa chị, nhưng cảm phục thay trong những ngày khó khăn nhất của cuộc đời mình, có một người đàn ông đã mẫn cán đến bên chị, tình nguyện chăm sóc mặc cho đã không ít lần chị từ chối, cự tuyệt.
Anh là Đinh Quang Sáu, người anh, người bạn đồng hương của Liên ở Hà Tĩnh. Cảm thương cho số phận trớ trêu của cô gái trẻ bất hạnh, anh Sáu đã bỏ ngoài tai mọi lời dèm pha, dị nghị của người đời, đồng thời xin đơn vị sắp xếp, bố trí lại công việc để có thời gian chăm sóc bạn đông hương đồng khói.
Thậm chí, theo chị Hà Thị Liên thì thời gian ấy anh Sáu còn giặt giũ, nấu nướng và giúp Liên những việc lặt vặt trong nhà, điều mà chị dám chắc gần 30 năm qua kể từ ngày có mặt trên đời, anh ấy chưa bao giờ phải làm.
Về phía chị Liên, trong thâm tâm chị chỉ nghỉ anh Sáu làm vậy là vì thương chị nên chị không muốn mang ơn người khác, chị đã hết lời khuyên nhủ, van xin anh Sáu đừng làm thế, cứ để mặc mình với số phận nhưng người đàn ông đảm đang ấy chẳng màng, vẫn cung cúc làm việc nhà như một người chồng thực thụ.
Chuyện tình yêu đẫm lệ
Theo thời gian, vết thương của Hà Thị Liên đã dần lành lặn trở lại, duy chỉ có đôi chân là cứ ngày một teo tóp. Chính trong thời gian này, có nằm mơ chị Liên cũng không ngờ rằng, hoa tình yêu đã nảy nở trong bất hạnh.
Những ngày gần giũ chị đã tạo cho anh Đinh Quang Sáu một niềm tin, anh đã kịp nhận ra ở người con gái đáng thương này có những phẩm hạnh cao quý và đó cũng chính là mẫu người phụ nữ mà từ lâu anh đã khao khát kiếm tìm.
Chị Hà Thị Liên |
Chị Hà Thị Liên bâng khâng, ngày nhận được lời tỏ tình từ anh Sáu, ban đầu chị tưởng anh đùa, nhưng sau biết anh chân thành, chị đã kiên quyết chối từ. Chị thương mình thì ít mà thương người đàn ông giàu tình nghĩa đó thì nhiều. Dẫu có đôi khi, nhìn những cô gái khác đồng trang lứa hạnh phúc bên chồng, chị cũng nao lòng nhưng chẳng thể ích kỷ để giữ anh lại cho cuộc đời mình nên chị đã lẳng lặng chạy trốn.
Thông qua một người bạn, chị ngấm ngầm làm thủ tục xin được vào sống ở trung tâm dành cho người tàn tật ở Hà Nội. Nhưng khi sự vụ chưa thành thì anh Đinh Quang Sáu biết được và anh rất giận. Sau bận đó, anh xin nghỉ việc ở cơ quan rồi lẳng lặng đưa chị về quê ở Hà Tĩnh để sinh sống.
Lúc này, sức khỏe của chị Hà Thị Liên đã phần nào hồi phục. Quyết tâm lấy Liên làm vợ càng thôi thúc anh Sáu. Để nhận được cái gật đầu của Liên và cả gia đình hai phía, anh Đinh Quang Sáu đã chẳng quản đường xa, ngày ngày đạp xe vun vút từ huyện Nghi Xuân đến huyện Hương Sơn để thuyết phục.
Cũng thời gian này, câu chuyện về người con gái xinh đẹp trở về quê với đôi chân tật nguyền nhưng vẫn có người chết mê chết mệt, muốn cưới về làm vợ đã làm rúng động cả một vùng quê nghèo. Người vun vào, cũng có kẻ gièm pha nhưng tất thảy những điều ấy đều không làm ý chí của chàng trai miền biển Nghi Xuân nao núng. Câu chuyện tình của họ gặp bao trắc trở, chông gai kể từ lúc chớm nở nơi đất khách quê người lẫn khi về lại cố hương.
Chị Liên nghẹn ngào, vì thấy thương anh Sáu quá, anh cứ chạy đi chạy lại đến độ người gầy rộc, chị thương quá nên đã gật đầu chấp nhận và lúc này cả hai lại cùng hợp lực để thuyết phục gia đình anh Đinh Quang Sáu.
Cũng phải mất gần nửa năm bền bỉ, sức mạnh tình yêu đã giúp “đôi đũa lệch” được gắn bó trọn đời với nhau. Tình yêu ấy được kết trái bằng một đám cưới nho nhỏ nhưng ấm áp và hạnh phúc, bà con làng trên xóm dưới tìm đến chung vui kéo dài cả một con ngõ nhỏ.
Gia đình ấm áp
Cưới nhau, anh chị đã sinh hạ được hai đứa con, một trai và một gái. Đó là điều không tưởng bởi với người bình thường, chuyện sinh nở đã khó, đằng này chị lại bị liệt cả hai chân. Chị Liên cho hay, lúc mang thai hai đứa, hai vợ chồng chị cứ đếm ngược từng ngày, thấp thỏm không yên bởi anh chị sợ chúng sinh ra sẽ không bình thường như bao đứa trẻ khác. Nhưng ơn trời, cả hai đều khỏe mạnh. Đó là món quà vô giá mà tạo hóa đã ban tặng sau tất cả những gì đã lấy đi của chị.
Anh Đinh Quang Sáu, người chồng có trái tim nhân ái. |
Ngày ấy, để nuôi hai đứa con và một người vợ chỉ biết ngồi một chỗ, anh Đinh Quang Sáu đã phải vất vả trăm bề để kiếm tiền. “Đó là người đàn ông chịu thương chịu khó và siêng năng nhất trên đời mà tui biết được. Gia đình làm nghề miến dong mà ông ấy cứ thức trắng đêm hì hục cán bột tráng miến, rồi trời vừa tưng tửng sáng là đã vội vã mang ra chợ bán. Cứ như thế gần 10 năm trời gia đình sống dựa vào gánh bún của ông Sáu”, chị Liên nhớ lại.
Thương chồng, chị đã bàn với chồng mua vật liệu từ tre nứa về để đan lát bời thuở nhỏ, chị đã được bố mẹ truyền nghề đan lát. Vậy là hai vợ chồng chuyển sang đan rổ, rá đem ra chợ bán. Ngày ngày, chồng chẻ tre nứa, vợ ngồi đan. Miệt mài từ ngày này sang ngày khác, vất vả tý chút nhưng có thu nhập nên hai vợ chồng động viên nhau làm tốt công việc của mình.
Về phía chị Liên, vì đôi chân không còn cử động nên hễ cứ ngồi một lúc là lưng chị đau mỏi vô cùng. Những lúc như thế, chị lại lấy cái gối kê dưới rồi nằm sấp trên chiếc giường, với tay xuống đất quần quật làm việc. Được cái, sản phẩm của hai vợ chồng được nhiều người đón nhận, họ mua phàn vì sản phẩm bền đẹp, phần nữa cảm phục câu chuyện tình của hai ông bà nên thường xuyên ghé qua.
Dường như, bất hạnh vẫn chưa chịu buông tha số phận nhiều nuồn đau của chị Hà Thị Liên. Ba mươi năm sau ngày anh chị cưới nhau, anh Đinh Quang Sáu đột ngột ra đi sau một trận ốm. Nén nước mắt và trong, chị cặm cụi đan lát để kìm chặt nỗi đau đang đè trĩu nặng tâm can.
60 tuổi, chị Hà Thị Liên đã phải nếm trải quá nhiều nỗi đau của số phận, nhưng cứ như theo cách chị nói thì trong gian truân ấy, chị đã được nếm trải không ít ngọt ngào. Giờ đây, chị vẫn không ngừng đan, có điều chị đan không vì gánh nặng mưu sinh mà đó là cách để nhớ thương người chồng vĩ đại, cũng là cách để đan lại cuộc đời mình như chị bảo. Hai đứa con của chị đã trưởng thành và đã dựng vợ, gả chồng. 4 đứa cháu nội có, ngoại có là những gì mà chị đang có, đó cũng là món quà lớn nhất mà cuộc đời đã ban tặng cho chị, người phụ nữ của số phận.
Tĩnh Nhi