Chuyện tình đẹp bi thương của nhà thơ Xuân Quỳnh, khiến hậu thế thổn thức không thôi về 2 ý nghĩa của tình yêu

12:55, Thứ hai 07/10/2019

( PHUNUTODAY ) - “Chỉ còn em và anh/ Cùng tình yêu ở lại”. Chuyện tình đẹp nhưng bi thương của nhà thơ Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ, dù trải qua dông bão thời gian, vẫn khiến hậu thế không thôi thổn thức.

Chuyện tình đẹp nhưng bi thương của nữ thi sĩ nổi tiếng một thời

Hơn Lưu Quang Vũ sáu tuổi, một đời chồng, lại đèo bòng con riêng, nhà thơ Xuân Quỳnh từng bị mẹ chồng phản đối kịch liệt và gay gắt. Bà Khánh – mẹ của Vũ quan niệm, phụ nữ một lần đò, chẳng khác gì cốc chè hâm lại, sẽ chẳng thể có được kết cục tốt đẹp. Thậm chí, bà từng nói thẳng: “Tôi không bao giờ chấp nhận mối tình này”. Thế nhưng, may mắn thay, bố ruột của anh là người hiểu chuyện. Ông đã nhờ nhiều văn sĩ nổi tiếng thuyết phục bà Khánh. Cuối cùng bà cũng nguôi ngoai và chấp nhận Quỳnh là con dâu của mình.

Không chỉ vậy, khà viết kịch Ngọc Thụ kể, ở cơ quan, Vũ còn chịu rất nhiều điều tiếng. Bị bạn bè, đồng nghiệp nói ra nói vào khiến anh ngại ngùng, trở nên khép mình hơn. Thế nhưng, hai người vẫn lặng lẽ vượt qua miệng lưỡi thế gian, ở bên nhau hơn chục năm trời.

Thời ấy, đôi vợ chồng bạc thận sống trong căn hộ rộng 6m2 ở 96A phố Huế. Đó là một gia đình kỳ lạ, có đầy đủ “con anh, con tôi, con chúng ta”. Vậy nhưng, lúc nào cũng ngập tràn mùi hương mộc mạc của sách vở và cười hạnh phúc, yêu thương. Năm 1976 khi Xuân Quỳnh đi công tác miền Nam, Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh thường xuyên gửi thư cho nhau.

Nhà thơ Xuân Quỳnh hạnh phúc bên gia đình nhỏ của mình

Nhà thơ Xuân Quỳnh hạnh phúc bên gia đình nhỏ của mình

Trong một bức thư tình, Lưu Quang Vũ có viết: “Em đi đã được một tuần. Nhớ em và buồn lắm. Mấy bố con ở nhà vẫn bình thường. Mẹ đi vắng. Mí cứ quấn bố, tối không chịu xuống bà. Hôm nào cũng bảo: bố với em đi đón mẹ đi. Mí ăn được, ngủ được, vẽ thêm nhiều tranh mới. Tuấn Anh xuống bác, bà Tuấn Anh vẫn ở đây, ngày nào Tuấn Anh cũng về đi bơi, xong ăn cơm chiều với bà hoặc với anh rồi lại xuống bác. Kít thì vẫn về luôn.”

Trong thơ của mình, Xuân Quỳnh từng viết: “Chỉ còn em và anh/ Cùng tình yêu ở lại” như một điềm báo xót xa về tương lai của họ. Hay như trong một bài thơ cuối cùng Lưu Quang Vũ viết tặng người vợ thương yêu của mình cũng có những câu khiến người đọc phải suy nghĩ: “Phút cuối cùng tay vẫn ở trong tay/ Ta đã có những ngày vui sướng nhất/ Đã uống cả men nồng và rượu chát/ Đã đi qua cùng tận của con đường/ Sau vô biên dẫu chỉ có vô biên/ Buồm đã tới và lúa đồng đã gặt.”

Tình yêu đẹp đẽ của Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ giống như pháo hoa. Bung nở rực rỡ, khiến mọi người đều trầm trộ ngưỡng mộ. Thế nhưng lại nhanh chóng tàn lụi, khiến tất thảy đều đau lòng thổn thức. Một vụ tai nạn thương tâm đã cướp đi sinh mệnh của 2 văn sĩ tài năng, để lại hậu thế một tiếng thở dài chua xót.

2 ý nghĩa về tình yêu nhưng vẫn khiến hậu thế không thôi thổn thức

63

1. Tình yêu chân thật giúp con người vượt lên mọi nghịch cảnh, thử thách

Phải qua ngày mưa, ta mới hiểu giá trị của ngày nắng. Phải trải qua đêm tối dằng dặc, mới thấy ánh sáng mặt trời đáng trân quý đến nhường nào. Tình yêu phải trải qua khó khăn, gian khổ, bệnh tật, thậm chí hoàn cảnh éo le, ta mới hiểu được giá trị của cuộc sống, và trái tim chân thật của đối phương.  

2. Tình yêu xuất phát từ lợi ích của đối phương chứ không phải miệng lưỡi thiên hạ

Trên thế gian này, tìm được một người khiến trái tim ta rung động thực sự, hiểu được thế nào là đời chờ mòn mỏi, nhung nhớ không thôi, vốn không phải dễ dàng.  Thế nhưng việc duy trì, tiếp lửa yêu thương khỏi vòng dây định khiến khắc nghiệt lại khó khăn hơn cả.

Không ít người tìm được nhau, nhưng bị chèn ép bởi miệng lưỡi thế gian, định kiến xã hội, đã khiến những xúc cảm chân thành bị bóp chẹt tàn nhẫn. Tình yêu chân thật vốn xuất phát từ lợi ích của đối thương chứ không phải miệng lưỡi thiên hạ. Vậy nên, hãy yêu khi còn có thể. Buồn lòng vì người mình yêu, chứ đừng tổn thương vì người dưng ngược lối.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
TIN MỚI CẬP NHẬT
Tin nên đọc