Chuyện về bà tổ của nghệ thuật hát chèo Việt Nam

( PHUNUTODAY ) - Bà Phạm Thị Trân nổi tiếng là người xinh đẹp, tài sắc với giọng ca được vua Đinh yêu mến. Bà là được tôn là bà tổ của nghệ thuật hát chèo đồng thời cũng là vị tổ nghề đầu tiên của ngành sân khấu Việt Nam.

Bà Phạm Thị Trân hiệu Huyền Nữ, là một nữ nghệ sĩ thời nhà Đinh trong lịch sử Việt Nam. Bà Phạm Thị Trân nổi tiếng là người xinh đẹp, tài sắc với giọng ca được vua Đinh yêu mến. Bà là được tôn là bà tổ của nghệ thuật hát chèo đồng thời cũng là vị tổ nghề đầu tiên của ngành sân khấu Việt Nam.

[links()]

Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam. Chèo phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Loại hình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo mang tính quần chúng và được coi là một loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình.

Chèo bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, nhất là trò nhại từ thế kỷ X. Kinh đô Hoa Lư, Ninh Bình chính là đất tổ của sân khấu chèo. Và người sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh vào thế kỷ X.

Bà Phạm Thị Trân sinh năm 926, mất năm 976 hiệu là Huyền Nữ. Bà là một nữ nghệ sĩ thời nhà Đinh trong lịch sử Việt Nam. Bà là được tôn là bà tổ của nghệ thuật hát chèo đồng thời cũng là vị tổ nghề đầu tiên của ngành sân khấu Việt Nam.

Trong sách “Đả cố lục” chỉ ghi Phạm Thị Trân sinh ở Hồng Châu, vùng đất này thuộc các huyện Cẩm Giàng, Bình Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Ninh Giang, Thanh Miện (tỉnh Hải Dương) và Yên Mỹ, Văn Lâm (tỉnh Hưng Yên) ngày nay.

Một trích đoạn trong
Một trích đoạn trong "Thị Mầu lên chùa"

Sự nghiệp của bà được phát triển kể từ khi viên quan đất này tiến cử bà vào kinh đô Hoa Lư để tham gia múa hát, truyền dạy cho cung nữ và binh lính triều đình.

Theo sử sách, Phạm Thị Trân sống vào thời Đinh Tiên Hoàng. Là người phụ nữ nhan sắc, lại có tài múa hát, bà luôn giữ vai trò chủ chốt trong các nhóm, các đoàn đi múa hát và làm trò thời đó. Lời ca tiếng hát của bà được dân gian ca ngợi thành thơ: “Múa hát như muốn hát bàn đào/ Hát giục mây bay, giục gió ào/ Tiếng hát kinh hồn quân bạc ác/ Lời than làm nhỏ lệ đồng bào”.

Vua Đinh Tiên Hoàng đã cho mời bà về kinh đô Hoa Lư và phong cho bà chức Ưu Bà, chịu trách nhiệm dạy quân lính múa hát, đánh trống, gẩy đàn, diễn các tích trò, lúc đó gọi là hát trò nhời hay gọi là hát chèo.

Lời ca của bà mang tinh thần thượng võ yêu nước: “Chinh tòng chinh, chinh tòng chinh/ Bất diệt thù hề, bất nguyện sinh” – “Đi chiến đấu, đi chiến đấu, không diệt được thù không thèm sống”. Cách rước trống chèo nhà Đinh của bà Phạm Thị Trân có sức cổ vũ lớn đối với tinh thần chiến đấu của quân sĩ:

“Nam chinh sát Bắc tướng, diệt Bắc tướng. Nam thiên sinh vương, Nam thiên sinh vương thánh, thánh Đinh vương xưng đế” - “Quân Nam giết tướng Bắc, diệt tướng Bắc, trời Nam sinh vương, trời Nam sinh vương thánh, thánh Đinh vương xưng đế”.

Từ việc dạy cung nữ, binh lính sử dụng các loại nhạc cụ, ca hát, nhảy múa với nội dung, sắc thái mang tinh thần thượng võ và yêu nước, dần dần bà Phạm Thị Trân đưa bộ môn nghệ thuật đó lên sân khấu, diễn tả từng tích sinh hoạt gần gũi với đời sống xã hội nông nghiệp, được không chỉ quân lính mà đông đảo người dân cũng rất yêu thích. Nghệ thuật hát chèo manh nha từ thời đó.

Hát Chèo - một hình thức
Hát Chèo - một loại hình sân khấu của hội hè.

Từ sự phát khởi ban đầu của bà Phạm Thị Trân, qua thời gian, người Việt đã phát triển các tích truyện ngắn của chèo dựa trên các trò nhại này thành các vở diễn trọn vẹn dài hơn. Sự phát triển của chèo có một mốc quan trọng là thời điểm một binh sỹ quân đội Mông Cổ đã bị bắt ở Việt nam vào thế kỷ XIV.

Binh sỹ này vốn là một diễn viên nên đã đưa nghệ thuật kinh kịch của Trung Quốc vào Việt Nam. Trước kia chèo chỉ có phần nói và ngâm các bài dân ca, nhưng do ảnh hưởng của nghệ thuật do người lính bị bắt mang tới, chèo có thêm phần hát.

Vào thế kỷ XV, vua Lê Thánh Tông đã không cho phép biểu diễn chèo trong cung đình, do chịu ảnh hưởng của đạo Nho. Chèo trở về với nông dân, kịch bản lấy từ truyện viết bằng chữ Nôm.

Tới thế kỷ XVIII, hình thức chèo đã được phát triển mạnh ở vùng nông thôn Việt Nam và tiếp tục phát triển, đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ XIX. Những vở nổi tiếng như Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Kim Nham, Trương Viên xuất hiện trong giai đoạn này.

Đến thế kỷ XIX, chèo ảnh hưởng của tuồng, khai thác một số tích truyện như Tống Trân, Phạm Tải, hoặc tích truyện Trung Quốc như Hán Sở tranh hùng. Đầu thế kỷ XX, chèo được đưa lên sân khấu thành thị trở thành chèo văn minh.

Có thêm một số vở mới ra đời dựa theo các tích truyện cổ tích, truyện Nôm như Tô Thị, Nhị Độ Mai. Đồng bằng châu thổ sông Hồng luôn là cái nôi của nền văn minh lúa nước của người Việt.

Mỗi khi vụ mùa được thu hoạch, họ lại tổ chức các lễ hội để vui chơi và cảm tạ thần thánh đã phù hộ cho vụ mùa no ấm. Nhạc cụ chủ yếu của chèo là trống chèo. Chiếc trống là một phần của văn hoá cổ Việt Nam, người nông dân thường đánh trống để cầu mưa và biểu diễn chèo.

Không giống tuồng chỉ ca tụng hành động anh hùng của các giới quyền quý, chèo còn miêu tả cuộc sống bình dị của người dân nông thôn. Nhiều vở chèo còn thể hiện cuộc sống vất vả của người phụ nữ sẵn sàng hy sinh bản thân vì người khác.

Nội dung của các vở chèo lấy từ những truyện cổ tích, truyện Nôm, được nâng lên một mức cao bằng nghệ thuật sân khấu mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc. Trong chèo, cái thiện luôn thắng cái ác, các sỹ tử tốt bụng, hiền lành, luôn đỗ đạt, làm quan còn người vợ thì tiết nghĩa, cuối cùng sẽ được đoàn tụ với chồng.

Các tích trò chủ yếu lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm; ca vũ nhạc từ dân ca dân vũ; lời thơ chủ yếu là thơ dân gian. Lối chèo thường diễn những việc vui cười, những thói xấu của người đời như các vai: Thầy mù, Hương câm, Đồ điếc, Quan Âm Thị Kính.

Ngoài ra chèo còn thể hiện tính nhân đạo, như trong vở Trương Viên. Chèo luôn gắn với chất “trữ tình”, thể hiện những xúc cảm và tình cảm cá nhân của con người, phản ánh mối quan tâm chung của nhân loại: tình yêu, tình bạn, tình thương.

Nhân vật trong chèo thường mang tính ước lệ, chuẩn hóa và rập khuôn. Tính cách của các nhân vật trong chèo thường không thay đổi với chính vai diễn đó. Những nhân vật phụ của chèo có thể đổi đi và lắp lại ở bất cứ vở nào, nên hầu như không có tên riêng.

Có thể gọi họ là thầy đồ, phú ông, thừa tướng, thư sinh, hề. Tuy nhiên, qua thời gian, một số nhân vật như Thiệt Thê, Thị Kính, Thị Mầu, Súy Vân đã thoát khỏi tính ước lệ đó và trở thành một nhân vật có cá tính riêng.

Diễn viên đóng chèo nói chung là những người không chuyên, hợp nhau trong những tổ chức văn nghệ dân gian gọi là phường chèo hay phường trò... “Hề” là một vai diễn thường có trong các vở diễn chèo.

Anh hề được phép chế nhạo thoải mái cũng như những anh hề trong cung điện của vua chúa Châu Âu. Các cảnh diễn có vai hề là nơi để cho người dân đả kích những thói hư tật xấu của xã hội phong kiến hay kể cả vua quan, những người có quyền, có của trong làng xã.

Có thể nói, chèo là loại hình nghệ thuật tổng hợp các yếu tố dân ca, dân vũ và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nó là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng và có thể được biểu diễn ngẫu hứng.

Sân khấu chèo dân gian đơn giản, những danh từ chèo sân đình, chiếu chèo cũng phát khởi từ đó. Cho đến nay, hát chèo vẫn là một trong những loại hình nghệ thuật chiếm giữ một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa người dân Việt Nam.

Cũng chính bởi vậy, người dân vẫn luôn ghi nhớ công lao sáng tạo ra chèo của bà Phạm Thị Trân. Khi bà mất, nhân dân đã tôn bà là Bà tổ hát chèo. Trong các nhà thờ, chùa của các làng bài vị thờ bà thường đặt chính giữa.

Hàng năm cứ đến ngày 12/8 âm lịch, ngành sân khấu Việt Nam lại tổ chức giỗ Bà tổ của nghề hát chèo. Vào đầu xuân, nhân dân châu thổ sông Hồng lại tổ chức hội làng, trong đó hát chèo giữ một vai trò quan trọng, là linh hồn không thể thiếu của ngày hội.

Từ những lễ hội này, về sau nhiều nghệ nhân ưu tú nghề hát chèo đã được phát hiện. Và họ đã góp phần truyền thụ cho những thế hệ con cháu nền nghệ thuật dân tộc độc đáo đã đi vào đời sống người dân Việt Nam.

  • Đinh Minh
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn

TIN MỚI CẬP NHẬT