Cô gái trẻ bị mù mắt vì bỏ qua bước này khi nhuộm tóc: Bài học cho tất cả chị em khi làm đẹp

( PHUNUTODAY ) - Sau khi bị phản ứng dị ứng với thuốc nhuộm tóc, cô gái này đã bị mù tạm thời và chân tóc ứa ra đầy mủ vàng khè. Đây cũng là bài học xương máu cho chị em trước khi quyết định nhuộm tóc

Nhuộm tóc từ lâu đã không còn là “đặc quyền” chuyên để làm đẹp của giới trẻ nữa mà trở nên thông dụng, phổ biến trong mọi lứa tuổi. Ngày càng có nhiều người sử dụng thuốc nhuộm tóc như một “công cụ” để làm đẹp, để “trẻ hóa” hay để thể hiện “đẳng cấp”, thế nhưng không phải ai trong số họ cũng biết hết được những tác hại khủng khiếp của thuốc nhuộm đối với sức khỏe.

Trường hợp của cô gái này là một lời cảnh tỉnh cho chị em khi đi nhuộm tóc

Riley O'Brien, 18 tuổi, đã định nhuộm tóc màu vàng nâu, nhưng cuối cùng nó lại lên màu vàng hoe. Trước khi đi chơi với bạn, Riley đã dùng kem nhuộm màu nâu đậm để cứu chữa tạm thời. Cô quyết định không kiểm tra dị ứng áp da (bằng một tấm dán) trước đó vì cô đã từng sử dụng loại thuốc nhuộm này trước đó. Nhưng rồi cô đã bị phản ứng dị ứng khiến cô bị bỏng hóa chất.

di-ung-thuoc-nhuom-toc-3-1542103489778879068103 (1)

Riley đã có thói quen nhuộm tóc thường xuyên kể từ khi cô 14 tuổi. Những lần trước đó, cô thường toàn tự làm và bao giờ cô cũng cẩn thận kiểm tra dị ứng áp da khi sử dụng sản phẩm mới. "Tôi đã nhuộm nó màu vàng, nâu và đen. Tôi thích thử nghiệm. Rất may, tôi chưa từng gặp bất kỳ vấn đề nào trước đây", cô cho biết.

Vào tháng 10 năm 2017, khi 17 tuổi, Riley đã mua 2 hộp thuốc nhuộm màu nâu sậm và làm xét nghiệm dị ứng áp da trước khi nhuộm tóc.

di-ung-thuoc-nhuom-toc-1-1542103489790376135090

Nhưng ngày hôm sau, da đầu của cô ấy thật sự rất căng và khó chịu. Cô đã rất lo sợ nhưng vì đã làm kiểm tra dị ứng áp da nên cô biết đó là do các hóa chất trong thuốc nhuộm. Sau khi rửa sạch thuốc nhuộm thì các triệu chứng này biến mất.

Sau đó 9 tháng, vào tháng 7 năm 2018, sự cố tiếp tục xảy ra. Để sửa chữa cho mái tóc màu vàng do nhuộm hỏng, Riley đã sử dụng cùng một hộp thuốc nhuộm tóc màu nâu mà cô đã sử dụng 1 năm trước đó để nhuộm lại màu tóc của mình trước khi đi chơi. Thế nhưng khi tôi sử dụng thuốc nhuộm hộp trước đây, cô quyết định không thực hiện kiểm tra dị ứng. Cô vẫn nhuộm tóc và đi chơi đêm đó với bạn bè.

di-ung-thuoc-nhuom-toc-5-15421034897662047024224

Nhưng sáng hôm sau, cô tỉnh dậy ở nhà một người bạn và thấy đầu trán mình sưng lên với kích thước to gấp đôi.

Cô kể lại: "Tôi hoảng hốt và nhận ra rằng mình đã bị phản ứng với thuốc nhuộm tóc. Tôi đã cố gắng rửa thuốc nhuộm nhiều lần nhưng nó không làm giảm các triệu chứng. Tôi trông giống người ngoài hành tinh. Tôi về nhà và mẹ tôi đã rất sốc khi thấy khuôn mặt tôi to như thế nào".

Cuối ngày hôm đó, vết sưng lan đến đôi mắt và má của Riley khiến khuôn mặt cô sưng phồng đến nỗi cô không thể mở mắt ra. Vảy đỏ cũng đã phát triển xung quanh chân tóc của cô và rò rỉ mủ. "Thật khủng khiếp. Đầu tôi ngứa ngáy, có cảm giác như nó đang cháy. Khuôn mặt tôi trông như bị đốt cháy với axit", cô kể lại.

Sau đó, Riley được mẹ đưa đến bệnh viện Đa khoa Colchester. Cô được đưa vào phòng cấp cứu vì bị mù tạm thời.

Các bác sĩ nói rằng vảy có mủ ở chân tóc của cô là vết bỏng hóa học và cô đã có phản ứng dị ứng với thuốc nhuộm tóc của mình. Phổ biến nhất, chất hóa học paraphenylenediamine (PPD) là thủ phạm gây ra các phản ứng đối với thuốc nhuộm tóc. Phản ứng có thể dao động từ kích ứng nhẹ ở da đầu đến phản ứng dị ứng có khả năng gây ra các triệu chứng nghiêm trọng khắp cơ thể.

Các bác sĩ đã xử lý và làm dịu vết sưng cho Riley. Sau đó bác sĩ đã kê toa thuốc và cho cô ra viện. Trong 2 ngày tiếp theo, Riley không thể nhìn thấy nên mẹ cô phải chăm sóc cô.

Rất may, sau một tuần, gương mặt của Riley đã trở lại bình thường. Giờ đây, khuôn mặt của Riley đã trở lại bình thường nhưng cô vẫn muốn thúc giục người khác luôn kiểm tra dị ứng trước khi quyết định dùng loại thuốc nhuộm tóc nào.

Riley O'Brien nói: "Tôi đã học được một bài học về việc phải luôn kiểm tra dị ứng ngay cả với sản phẩm đã dùng trước đó cho dù để có được bài học này tôi đã phải rất khổ sở. Tôi sẽ không bao giờ nhuộm tóc nữa và thay vào đó, tôi sẽ giữ lấy màu tóc nâu đen tự nhiên của tôi".

Những lưu ý khi nhuộm tóc

1_61417

Bạn không nên nhuộm tóc trong các trường hợp sau:

- Không được nhuộm tóc khi vùng da ở đầu, mặt, cổ bị tổn thương hay sưng đau.

- Phụ nữ trong thời gian hành kinh hay trong thai kỳ tuyệt đối không dùng thuốc nhuộm tóc.

- Khi thuốc vào mắt, cần đến bác sĩ nhãn khoa.

- Không nên nhuộm tóc một tuần trước và sau uốn tóc.

- Khi pha thuốc, cần tránh dùng các dụng cụ chứa làm bằng kim loại. Khi nhuộm tóc cũng không nên dùng lược chải bằng kim loại.

- Trước khi nhuộm tóc cần phải thử phản ứng của thuốc trên da.

Theo nghiên cứu của Viện Ung thư quốc gia Mỹ, nhuộm tóc càng lâu, dùng màu càng đậm thì nguy cơ mắc bệnh ung thư càng cao. Tỷ lệ ung thư ở phụ nữ dùng thuốc nhuộm tóc cao hơn 50% so với những người không dùng thuốc này.

Paraphenylenediamin là loại hóa chất thường được dùng trong thuốc nhuộm tóc. Tại Mỹ, các chuyên gia y tế đã chứng minh rằng Paraphenylenediamin gây dị ứng, chàm, hen, loét dạ dày, làm da mẩn đỏ, nhạy cảm với nắng và có thể gây tử vong nếu ngộ độc nặng.Các chất phụ gia như Propylenglycol và Isopropyl alcohol cũng gây tác hại không nhỏ. Prophylenglycol ảnh hưởng tới gan, thận, não, còn Isoprophyl alcohol thì có thể gây trầm cảm, nhức đầu.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn