Những lời quảng cáo có cánh: "Những cánh hoa và lá của hoa hồng vàng được làm bằng vàng nguyên chất 99,99%. Ngoài ra, mỗi bông hoa đều kèm theo giấy chứng nhận được cấp bởi các công ty uy tín về vàng tại Trung Hoa và thế giới. Rồi mỗi bông hoa hồng đều được tạo ra dưới đôi bàn tay lành nghề và tỉ mỉ của các nghệ nhân, với trên 40 công đoạn khác nhau trong 4 ngày làm thủ công cho từng cánh hoa, từng chiếc lá rồi kết hợp tất cả lại, để tạo nên một bông hoa tuyệt tác” chỉ là lừa đảo.
Để xác minh bông hồng có được dát vàng 24 K nguyên chất như lời phản ánh của độc giả Nguyễn Huyền Thương (23 tuổi ở phường Tiền An, TP Bắc Ninh), Phunutoday đã đến Khoa hóa, ĐH Bách Khoa, khoa Hóa ĐH Tự Nhiên, thợ kim hoàn ở công ty Bảo Tín Minh Châu để xác minh sự thật.
Hình ảnh thí nghiệm vạch mặt hoa hồng dát vàng siêu đắt |
Hoa hồng mạ vàng: Chỉ là đồ nhựa!
PV Phunutoday đã mang một bông hồng được quảng cáo là dát vàng 24K đến gặp các giảng viên bộ môn Hóa học phân tích, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Sau khi nhìn bông hồng này, chúng tôi được đồng loạt nhận được câu trả lời: làm gì có bông hoa hồng mạ vàng 24 K nguyên chất mà rẻ thế này?
Theo lời chuyên gia hóa học ở đây, chỉ cần quan sát bằng mắt thường cũng đã khẳng định được màu vàng trên bông hoa không phải là vàng Tây 24K như quảng cáo mà là màu nhũ.
Ngoài ra, trong giấy kiểm nghiệm ghi rõ trọng lượng bông hoa là 9,06g nhưng khi xác định lại bằng cân phân tích cho thấy trọng lượng thực của bông hoa này là 3,5504g. Như vậy đã là sai so với thực tế.
Thợ kim hoàn khẳng định bông hoa được quảng bá dát vàng của Trung Quốc này là đồ nhựa. |
Mang tiếp bông hoa hồng dát vàng này đến tiệm vàng Bảo Tín Minh Châu, ở 29 Trần Thánh Tông, Hà Nội, chúng tôi cũng nhận được câu trả lời tương tự. Theo anh Trần Văn Quân, thợ kim hoàn làm việc hàng chục năm ở tiệm vàng cho biết, lớp màu vàng trên bông hoa hồng không phải là vàng thật mà bông hoa này chỉ là đồ nhựa.
Thứ nhất các phần cánh hoa, lá hoa và thân của hoa được dán kéo, có nilon.
Thứ hai, qua quan sát bằng mắt thường chúng ta có thể thấy bông hoa hồng vàng này đã được làm sẵn rồi phun lớp mạ lên. Bởi khi lấy dao cạo nhẹ lớp bên ngoài của cánh hoa, thấy lộ ra lớp vỏ nhựa dẻo màu trắng.
Thứ ba, lớp mạ không phải là vàng mà là lớp mạ của những đồ hàng mã, hoa giả.
Thí nghiệm hóa học: Khẳng định không phải là vàng
Thí nghiệm vạch mặt hoa hồng dát vàng siêu đắt |
Theo lời khẳng định của một giảng viên Bộ môn Hóa phân tích, Khoa Hóa học trường Đại học tự nhiên: Bằng phương pháp hóa học có thể xác định ngay bông hoa hồng mạ vàng được bày bán trên thị trường có chính xác được làm bằng vàng thật hay không.
Bằng cách này chúng ta có thể kiểm nghiệm được ngay trong các phòng thí nghiệm. Phương pháp này gọi là phương pháp phân tích định tính.
Đầu tiên, chúng ta lấy một cánh hoa, và 1 chiếc lá (theo lời quảng cáo được làm bằng vàng 24k nguyên chất) trong bông hồng vàng cho vào cốc thủy tinh. Sau đó dùng nước cất 2 lần rửa sạch.
Bước thứ hai, cho axit nitric (HNO3) cùng với nước cất vào trong cốc thủy tinh, đem đun nóng nhằm loại trừ các kim loại khác. (Vì các kim loại khác sẽ bị tan hết trong HNO3, riêng vàng không bị tan). Quan sát thấy trong cốc thủy tinh, cánh hoa và lá không bị tan chảy, bước đầu chứng tỏ có vàng.
Bước thứ ba, đem cánh hoa và lá hoa vào nước cường thủy (hỗn hợp axit nitric (HNO3) và Axit Clohidric (HCl) tỉ lệ 1:3). Sau đó, đun sôi để bay axit, cô lại tạo thành muối và kiểm tra.
Kiểm nghiệm bông hoa hồng được quảng cáo dát vàng 24K trong phòng thí nghiệm tại khoa Hóa, Đại học tự nhiên. |
Trong quá trình đun sôi, quan sát thấy trong cốc thủy tinh trơ lại một miếng nhựa dẻo màu trắng cùng với nước màu vàng. Tiếp tục, đưa miếng nhựa ra ngoài, đun sôi cô thành muối.
Bước thứ tư, kiểm tra, so sánh bằng hai thí nghiệm như sau:
Lấy tờ giấy lọc, tẩm dung dịch thử vàng (tirava) vào rồi để khô. Sau đó lấy một ít dung dịch vàng thật cho vào mẫu thử. Để một lúc thấy trên trung tâm tờ giấy lọc có mẫu thử kết tủa màu nâu nhạt.
Làm tương tự với dung dịch cô được từ cánh và lá hoa hồng. Ta thấy ngay trên trung tâm tờ giấy lọc có mẫu thử kết tủa màu đen, không giống màu chuẩn vàng thật ở trên.
Làm lại 3 lần với dung dịch cô được từ cánh và lá hoa hồng mạ vàng ngoài thị trường đều cho ra kết tủa màu đen. Do đó kết luận đây là kim loại khá, không phải vàng.
Như vậy, sự thật đã sáng tỏ. Bông hoa dát vàng không đúng như những lời quảng cáo.
Phạm Lý - Minh Nhật
[links()]