CSGT biết cấp cứu sẽ giảm người chết oan do tắc đường?

06:27, Thứ sáu 07/06/2013

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) – Dù việc sơ, cấp cứu tai nạn giao thông cảnh sát giao thông đã được học khi còn trên ghế nhà trường, nhưng giờ vẫn đào tạo thêm bằng kinh phí của chương trình an toàn giao thông.

Đời sống) – Theo địa diện Ủy ban ATGT quốc gia, dù việc sơ, cấp cứu tai nạn giao thông cảnh sát giao thông đã được học khi còn trên ghế nhà trường, nhưng giờ vẫn đào tạo thêm, bằng kinh phí của chương trình an toàn giao thông.
Chiều 3/6, Phó chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia, kiêm Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã ký kết hợp tác với Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến về chương trình phối hợp công tác y tế nhằm giảm thiệt hại giao thông đường bộ. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc đào tạo sơ, cấp cứu tai nạn giao thông và trang bị hộp cứu thương trên phương tiện của cảnh sát giao thông (CSGT).

canh-sat-giao-thong-cuu-nguoi-Phunutoday.vn.jpg
CSGT và lái xe sẽ tiếp tục được Ủy ban ATGT và Bộ Y tế phối hợp đào tạo thêm về sơ, cấp cứu tai nạn giao thông.

Nói rõ hơn về chương trình này, ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh văn phòng Ủy ban ATGT quốc gia cho hay, hiện Ủy ban với Bộ Y tế mới ký chương trình khung, còn cụ thể thì từng công việc sẽ có chương trình riêng, hoặc định hướng cho Ban ATGT và Sở Y tế các địa phương phối hợp làm. Không phải Ủy ban đứng ra làm tất cả mọi việc, Ủy ban chỉ đứng ra hỗ trợ cá địa phương một phần kinh phí để trang bị dụng cụ sơ cứu cho một số loại phương tiện của CSGT, như bông băng, gạc, thuốc men…

Dù CSGT khi còn trên ghế nhà trường đã được dạy về sơ, cấp cứu tai nạn giao thông, nhưng theo ông Thái, vẫn phải tập huấn thêm, Ủy ban sẽ phồi hợp với Bộ Y tế để mở lớp tập huấn, kinh phí tập huấn này lấy từ nguồn của chương trình an toàn giao thông.

Về tình trạng ùn tắc giao thông làm các xe cứu thương cũng không thể di chuyển, khiến việc cấp cứu khó khăn, nhiều người chết oan vì không kịp tới bệnh viện, ông Thái nói: “Nếu sơ cứu ban đầu tốt sẽ hạn chế được rất nhiều ca tử vong do tai nạn giao thông, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nếu được cấp cứu kịp thời có thể giảm tử vong 10%. Còn Việt Nam, thì nếu làm tốt có thể giảm 30-40% so với trước”.

Thừa nhận thực tế vô cảm của lái xe, khi nhiều lái xe gây tai nạn thường rời khỏi hiện trường, rất ít lái xe giúp cấp cứu người bị nạn, nhưng chương trình vẫn đào tạo sơ, cấp cứu cho lái xe, ông Thái lý giải: “Về mặt giao thông đường bộ đều quy định tất cả mọi người có trách nhiệm cứu giúp người bị nạn, đưa người bị tai nạn đi cấp cứu. Còn nếu anh biết mà không làm thì vi phạm pháp luật”.

“Trừ những trường hợp gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng, người gây tai nạn trong một thời gian nhất định có thể rời khỏi hiện tượng, để tránh người nhà nạn nhân trong trạng thái bị kích động có thể hành hung lái xe. Nhưng trách nhiệm của mình là phải cứu giúp người bị nạn”, ông Thái nói thêm.

Những thường hợp phải cứu giúp người bị nạn, theo ông Thái, là những tai nạn bình thường, như va quệt xe máy làm người khác bị thườngg, chưa nói tới trách nhiệm, chỉ nói tình người, tài xế phải xuống xem người ta làm sao, đưa người bị thương đi cấp cứu, anh bỏ đi là anh sai, vi phạm pháp luật.

Tai nạn đặc biệt nghiêm trọng để tài xế được rời khỏi hiện trường theo ông Thái là, có người chết, hoặc nhiều người bị thương.

“Tới đây, qua các đợt tập huấn sơ, cấp cứu chúng tôi cũng sẽ đề cập tới vấn đề này. Trong đào tạo lái xe cũng đã nói khi xảy ra tai nạn phải hành động thế nào cho đúng pháp luật và đúng luân thường đạo lý”, ông Thái nhấn mạnh.

Ông Thái cũng thẳng thắn nhìn nhận thực tế có nhiều người nước ngoài rất sợ sang đường tại Việt Nam. Đăc biệt, mới đây danh thủ bóng đá Freddie Ljungberg của CLB Arsenal khi trao đổi với người hâm mộ tại TP.HCM có nói rằng, cách đây 18 năm anh tới Việt Nam, ấn tượng nhất là Việt Nam rất nhiều xe đạp, bây giờ thì nhiều xe máy quá, lần trước tôi đã ngại không dám băng qua đường, còn lần này thì tôi sợ khi phải băng qua đường.

“Ý thức chấp hành pháp luật của người đi mô tô, xe máy là chưa tốt, ngay cả ô tô cũng vậy. Ở các nước thì xe máy ít, còn ô tô khi thấy có người đi bộ sang đường thậm chí họ dừng lại cho người đi bộ qua rồi mới đi, còn mình thì ngược lại, người đi bộ nhường đường cho phương tiện”, ông Thái ghi nhận thực tế.

Vị đại diện Ủy ban ATGT cũng nói thêm, trong luật thì quy định là phương tiện phải nhường đường cho người đi bộ, kể cả người đi bộ có đi sang đường đúng vị trí có vạch kẽ sang đường hay không, nhưng việc thực hiện chưa tốt.

Và theo ông Thái, việc xây dựng cầu vượt cho người đi bộ cũng là để người đi bộ sang đường được an toàn hơn, và thay đổi cái nhìn của người nước ngoài về giao thông Việt Nam, khi họ có thể sang đường bằng cầu vượt.

  • Lê Việt
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Tin nên đọc