Cùng là cái "nghĩa" nhưng ở Tam Quốc, Thủy Hử và Phong Thần khác nhau như thế nào?

( PHUNUTODAY ) - Những tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc luôn có sức hút lớn đối với người đọc nhiều thế hệ. Một trong những điều làm nên sức hút kì diệu ấy là chữ "nghĩa" trong các tác phẩm này.

Có thể nói, “Tam Quốc diễn nghĩa” sở dĩ có thể trường tồn mãi trong lịch sử, trường thịnh không suy chính là bởi vì chủ đề chữ “Nghĩa” cao thượng này.

“Trí, mưu” ở sau chữ “Nghĩa”

Người hiện đại chúng ta, đặc biệt là người Trung Quốc, thường chú trọng chính là mưu kế của thời Tam Quốc. Thậm chí họ đem cả mưu kế này áp dụng ở chốn quan trường, thương trường và cả “tình trường”. Họ không hề cảm nhận được nội hàm của chữ “Nghĩa”. Điều này thực sự là đáng tiếc, chính là “bỏ gốc lấy ngọn”, không phân biệt được đâu là chính yếu, đâu là thứ yếu.

Kỳ thực, dưới ngòi bút của La Quán Trung, “Trí và mưu” là phạm trù nằm trong “Nghĩa”, “Nghĩa” bao hàm cả “Trí và mưu”. Con người trước tiên phải có “Nghĩa” sau đó mới có “Trí và mưu”.

Trước tiên phải có một Gia Cát Lượng “cúc cung tận tụy đến chết mới thôi” rồi sau mới có một Gia Cát Lượng mưu trí. Nói cách khác, nếu như không gặp được minh quân “trung nhân ái quốc”, Gia Cát Lượng thà rằng chết già ở lều cỏ chứ không nguyện ý đặt chân vào chốn quan trường hỗn loạn. Đây chính là điểm đáng quý của Gia Cát Lượng. Đồng thời cũng chính là điểm mà người hiện đại coi trọng mưu kế, bỏ qua đạo đức lễ nghĩa truyền thống không hiểu được.

tam-quoc

Có người thậm chí nói, Gia Cát Lượng nếu theo Tào Tháo thì đã sớm giúp Tào Tháo hoàn thành việc thống nhất thiên hạ. Người “trọng danh lợi, khinh nghĩa” sao có thể hiểu được lựa chọn này của ông? Nếu như “Tam Quốc Diễn Nghĩa” chỉ đơn thuần là thể hiện mưu kế sách lược thì thực sự sẽ rất nông cạn, chỉ có thể được xem là một bộ tiểu thuyết binh pháp mà thôi.

Kỳ thực, “Tam Quốc diễn nghĩa” là xuyên suốt nội hàm cao siêu của tiêu chuẩn đạo đức, luân lý truyền thống. Nó vượt xa khỏi phạm trù như lời nói “từ trên xuống dưới đều là tranh đoạt lợi” của Mạnh Tử. Nó là một loại cảnh giới vô tư, không vụ lợi và được gọi là “Nghĩa”.

“Tam Quốc diễn nghĩa” ngoài chủ đề diễn giải về chữ “Nghĩa” ra còn có đạo lý “Nhân quả báo ứng”, “Thuận theo tự nhiên”, “Người tính không bằng trời tính”.

Nghĩa khí giang hồ trong “Thủy Hử truyện”

Chữ “Nghĩa” được biểu hiện trong “Thủy Hử truyện” chính là nghĩa khí giang hồ, quan bức dân phản, không thể không hành tẩu giang hồ, cuối cùng tề tựu ở bến nước Lương Sơn, sau khi được triều đình chiêu an khó tránh khỏi kết cục bi thảm thân chết nơi đất khách quê người.

Trong nghĩa khí giang hồ đó, có nghĩa khí hào sảng cướp của người giàu cứu giúp người nghèo, cũng có nghĩa khí huynh đệ có nạn cùng gánh, có phúc cùng hưởng, vì bạn bè mà không tiếc cả mạng sống. Khi 108 vị hảo hán tề tựu ở bến nước Lương Sơn, điều mà những vị hảo hán xuất thân thôn dã mong mỏi là được ăn miếng thịt lớn, uống bát rượu to, anh em huynh đệ được ở cùng nhau mãi mãi, hôm nay có rượu hôm nay say.

Còn những vị hảo hán xuất thân nhà quan bị bức ép đến bước phải lên núi làm giặc cỏ, như Võ Tòng, Tống Giang, v.v…. thì nhìn thấy nghĩa khí giang hồ chẳng thể dài lâu. Trong tâm niệm của họ, kỹ năng văn võ học thành nên phải dùng vào việc “trung quân báo quốc”. Nghĩa khí giang hồ không thể mang theo tinh thần của phường đầu trộm đuôi cướp, vẫn là nên phải chờ đợi triều đình chiêu an, để cho vợ con được hưởng đặc quyền, rạng rỡ tổ tông, lưu lại tiếng thơm muôn đời trong sử xanh, đây mới là nơi trở về.

2118

Còn như Hắc Toàn Phong Lý Quỳ là kẻ thô hào lỗ mãng, cách nghĩ của ông ta chính là đánh vào đô thành, để Tống Giang ca ca làm hoàng đế, còn trị lý quốc gia như thế nào, không phải vấn đề ông nghĩ đến.

Cái “Nghĩa” tu luyện trong “Phong Thần diễn nghĩa”

Điều mà “Phong Thần diễn nghĩa” triển hiện là cái nghĩa nửa thần nửa nhân của người tu luyện, thuận theo thiên ý mà hành là đại nghĩa, hành xử trái với thiên ý là bất nghĩa.

Thương Trụ Vương đại nghịch vô đạo, bị hồ ly tinh Đát Kỷ mê hoặc, làm loạn hậu cung, giết hại trung thần, bóc lột người dân, hao tài tốn của, theo thiên ý ắt phải diệt vong. Chu Võ Vương dưới sự phò tá của Khương Tử Nha dấy binh phạt Trụ, là đại nghĩa thuận theo thiên ý mà hành. Không chỉ văn thần võ tướng, kỳ nhân dị sĩ đứng ra phò trợ, mà ngay đến cả thần tiên cũng đều lần lượt hạ thế trợ Chu phạt Trụ.

Những người đứng về phía đại nghĩa, dù chết vinh quang vẫn còn, sau khi chết được phong Thần; còn những ai nghe theo những lời xàm ngôn của Thân Công Báo, trợ giúp Trụ Vương làm điều xằng bậy, kết cục đều rất bi thảm. Khương Tử Nha vâng mệnh thầy xuống núi phong thần, sư đệ đồng môn là Thân Công Báo bởi vì lòng đố kỵ, đâu đâu cũng tìm đủ mọi cách gây khó dễ cho Khương Tử Nha, làm rất nhiều điều bất nghĩa, kết cục sau khi chết bị ném vào biển Bắc Hải. Sử xanh đã lưu lại bài học sâu sắc cho người đời sau. 

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn