Cúng ngày vía Thần Tài 2018 thế nào cho đúng để RƯỚC TÀI ĐÓN LỘC vào nhà?

19:55, Thứ bảy 24/02/2018

( PHUNUTODAY ) - Cúng ngày vía Thần Tài 2018 thế nào cho đúng để RƯỚC TÀI ĐÓN LỘC vào nhà cho gia chủ ăn nên làm ra đầu tư đâu thắng đó, kinh doanh thật phát đạt?

Ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm được coi là ngày vía Thần Tài. Năm 2018, ngày vía Thần Tài là ngày 25/2 dương lịch.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cho biết trên báo Vietnamnet, thông thường người làm kinh doanh thờ Thần Tài hay làm lễ ở nơi kinh doanh chứ không làm ở đình, chùa. Nếu cúng ở nhà riêng họ thường đặt mâm cúng trước cửa, hay ngoài sân, ban. Nhưng tốt nhất cúng ở nhà riêng thì nên đặt mâm cúng trong nhà.

"Lễ cúng Thần Tài chỉ cần đơn giản, lễ vừa phải, không xa xỉ, lãng phí. Đa phần chỉ cần hoa tươi, quả tươi, nước sạch, lợn hoặc gà quay. Nhìn chung tùy thuộc vào điều kiện gia đình. Nhiều nơi làm lễ cúng thần tài to hơn cả cúng tất niên là không cần thiết", ông Hùng Vĩ nhấn mạnh.

cung-than-tai1

Nơi cúng lễ Thần tài

Mọi người thường chọn ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch là ngày vía chính của Thần Tài. Theo quan niệm, đây là ngày thần Tài bay về trời. Vào ngày này, để sắm lễ để cúng vía thần Tài mọi người thường mua: 1 bình bông, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng thịt lợn quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chén rượu.

Người làm kinh doanh, không làm kinh doanh đều làm lễ giống nhau, chỉ khác là địa điểm.

Người làm kinh doanh thờ thần tài nên làm lễ ở nơi kinh doanh chứ không nên làm ở đình, chùa. Người không kinh doanh có thể cúng ở nhà hay đình chùa đều được, vì bản thân "thổ địa" thờ tại nhà cũng kiêm chức năng của thần tài.

Nhiều người lễ ở nhà riêng thường đặt mâm cúng trước cửa, hay ngoài sân, ban công. Thực tế, cúng ngoài sân hay ngoài cửa dễ có "vãng vong", dân gian gọi là vong lang thang vào phá. Tốt nhất ở nhà riêng nên đặt mâm cúng trong nhà.

Chuẩn bị đồ Lễ cho ngày vía Thần Tài:

- Hương: Có nơi cho rằng thắp vào sáng, có nơi cho rằng cần thắp vào chiều tối, thực ra là không cần thiết và không có quy định cụ thể. Có thể chọn giờ tốt cho cúng lễ trong ngày hoặc chọn ngày giờ tốt có sao tốt đến để kích hoạt trường khí dễ hơn.

- Nước: Chén để nước cần rửa sạch trước khi lấy nước mới. Chỉ cần một chén nước là đủ, chứ không phải ba hay năm chén. Nước không để quá đầy, cần cách miệng chén khoảng 1 cm. Cẩn thận không để nước tràn ra hoặc đổ lên bàn.

- Hoa: Bình hoa có thể bằng thủy tinh, gốm sứ... đều được. Chỉ nên chọn hoa tươi, hoa có nụ và có hương thơm càng tốt. Không nên dùng hoa giả.

- Quả: Quả nên chọn loại tươi, ngon, nhìn nguyên vẹn, thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt... Cũng như hoa, không dùng quả nhựa, quả nhân tạo không ăn được.

- Đèn, nến: Đèn cúng là đèn thật như đèn dầu, nến. Không dùng đèn nhấp nháy, đèn điện... vì đều tạo ra trường khí xấu, ảnh hưởng đến việc thờ cúng.

Nghi lễ mà nhiều người hay quên sau khi tiếp nhận Thần Tài cho năm mới đó là đi bộ về phía sau nhà 3, 8, 13, 18, 23, 28, 33 hoặc 38 bước chân tùy thuộc vào điều kiện từng nhà.

Ngoài ra, dân gian còn có tục mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc Thần tài, cúng xong mang trên người sẽ được may mắn quanh năm.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc